Từ năm 2017, một quốc gia ở Đông Nam Á, và đang có tranh chấp chủ quyền trên biển với Trung Quốc, đã được Ấn Độ đồng ý bán Brahmos. Tuy nhiên, loại hỏa tiễn này là kết quả hợp tác giữa Nga và Ấn Độ nên việc một bên thứ ba muốn sở hữu thì cần phải có sự đồng ý của cả Moscow lẫn New Delhi.
Với tầm bắn 290 km và nhanh hơn 3 lần so với vận tốc âm thanh nên Brahmos được xem là “sát thủ” đối với các loại tàu chiến nổi. Chính vì thế, khi quốc gia Đông Nam Á nói trên chính thức sở hữu tên lửa này thì cán cân quân sự trong khu vực sẽ thay đổi đáng kể, lực lượng tàu chiến của Trung Quốc không còn dễ dàng diễu võ giương oai. Thậm chí, các tàu chiến Trung Quốc đồn trú ở đảo Hải Nam hay phía bắc Biển Đông đều có thể rơi vào tầm ngắm.
Vấn đề đặt ra khi sở hữu Brahmos có thể chỉ là khiến Mỹ không hài lòng, bởi Washington gần đây thường xuyên phản ứng khi các đối tác tăng cường trang bị vũ khí của Nga. Tuy nhiên, trong trường hợp này thì có lẽ không quá căng thẳng, bởi Ấn Độ cùng Mỹ và quốc gia đang tiến hành mua Brahmos có thể chia sẻ với nhau bởi cả ba đang cùng đối mặt một thách thức chung.
Bình luận (0)