Thống nhất các quy định về thủ tục hành chính sau khi bỏ sổ hộ khẩu

14/12/2022 08:10 GMT+7

Theo đại diện Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư (C06, Bộ Công an), báo cáo mới nhất cho thấy cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã kết nối chính thức với 12 bộ ngành, 1 doanh nghiệp nhà nước , 3 doanh nghiệp viễn thông và 16 địa phương.

Cùng với đó, Bộ Công an đã ban hành Thông tư 46/2022 quy định về việc kết nối, chia sẻ và khai thác thông tin giữa cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư với CSDL quốc gia, CSDL chuyên ngành và hệ thống thông tin khác, là cơ sở pháp lý để thực hiện kết nối, chia sẻ và khai thác thông tin trong CSDL quốc gia về dân cư.

Đặc biệt, Bộ Công an cũng vừa gửi hồ sơ sang Bộ Tư pháp để thẩm định đối với dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy. Đây là nghị định rất được mong chờ, có vai trò quan trọng để thực hiện bãi bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú kể từ 1.1.2023. Nghị định được kỳ vọng tạo hành lang pháp lý, thống nhất các quy định về thủ tục hành chính sau khi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú không còn giá trị.

Theo dự thảo, Bộ Công an đề xuất bãi bỏ việc xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú tại 19 nghị định liên quan đến các lĩnh vực giáo dục, việc làm, thuế, đất đai… Khi thực hiện thủ tục trong các lĩnh vực này, người dân không cần xuất trình sổ hộ khẩu mà chỉ cần cung cấp một trong các giấy tờ CMND, CCCD, giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong CSDL quốc gia về dân cư.

Một số khó khăn bước đầu khi bỏ sổ hộ khẩu

Tại Kon Tum, ông Trường Đình Tuệ, Chủ tịch UBND xã Đăk Trăm (H.Đăk Tô), cho biết việc bỏ sổ hộ khẩu bước đầu gây ra một số khó khăn cho công tác quản lý tại địa phương. Theo ông Tuệ, đối với những khu vực có người đồng bào dân tộc thiểu số và người lớn tuổi chưa quen với công nghệ thông tin, sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, cơ sở vật chất để thực hiện việc đồng bộ sổ hộ khẩu với CCCD hiện còn hạn chế.

Còn ông Đinh Xuân Tâm, Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP.Kon Tum, cho hay việc bỏ sổ hộ khẩu giấy bước đầu sẽ gây ra một số khó khăn bởi đối với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo hộ gia đình sẽ gặp vướng mắc nếu chưa có sự đồng bộ trong kết nối thông tin, dữ liệu.

“Ngày trước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình thông qua sổ hộ khẩu. Đến khi gia đình ấy muốn bán đất thì cần phải có hộ khẩu để chứng minh hộ gia đình gồm những thành viên nào để ký hợp đồng. Việc bỏ sổ hộ khẩu sẽ gây ra những vướng mắc, do đó cần một khoảng thời gian để thực hiện”, ông Tâm nói.

Đức Nhật

Dù đã nỗ lực đạt những kết quả nêu trên, tuy nhiên công tác phát triển ứng dụng dữ liệu quốc gia về dân cư vẫn còn một số hạn chế. Điển hình, Bộ Công an đã tham mưu với Thủ tướng Chính phủ, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương rà soát các văn bản, thủ tục hành chính yêu cầu xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy, tuy nhiên việc thực hiện của các bộ, ngành, địa phương còn chậm.

Một số dịch vụ công như cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe (Bộ GTVT), đăng ký biến động về quyền sử dụng đất (Bộ TN-MT) vẫn đang triển khai thí điểm, chưa hoàn thành để triển khai trên toàn quốc.

Hiện nay vẫn còn 10/28 dịch vụ công theo Quyết định 422/2022 của Chính phủ chưa hoàn thành theo lộ trình đề ra trong quý 3/2022. Tại một số bộ, ngành, địa phương, số lượng dịch vụ công trên cổng dịch vụ công quốc gia còn thấp, chưa tương xứng với tình hình thực tế…

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.