Các chuyên gia thuộc Đại học Gothenburg (Thụy Điển) đã xem xét hồ sơ sức khỏe của hơn 37.600 nam giới được đo chỉ số khối cơ thể (BMI) vào lúc 8 và 20 tuổi. Họ được theo dõi trong bình quân 38 năm, bắt đầu vào thời điểm 20 tuổi. Tổng cộng có 918 người bị đột quỵ.
So với những người tăng cân bình thường, những người bị thừa cân hoặc béo phì vào tuổi dậy thì có nguy cơ bị đột quỵ tăng 80%. Đối với nam giới bắt đầu thừa cân lúc 8 tuổi và vẫn như thế khi đến tuổi 20, rủi ro bị đột quỵ tăng 70%.
tin liên quan
Cảnh báo những kiểu giảm cân nguy hạiGiảm cân siêu tốc, giảm cân bằng cách 'tẩy chay' tinh bột có thể gây nên những hệ lụy xấu cho sức khỏe.
Cũng theo cuộc nghiên cứu trên, mỗi 2 điểm trong BMI có liên quan đến sự gia tăng 20% rủi ro đột quỵ.
Tiến sĩ Jenny Kindblom thuộc nhóm nghiên cứu cho biết phát hiện của họ không chứng minh được trọng lượng cơ thể làm tăng rủi ro đột quỵ mà nó chỉ cho thấy có sự liên quan.
Các chuyên gia Thụy Điển cũng nhấn mạnh rằng những trẻ lúc đầu bị thừa cân nhưng đạt trọng lượng bình thường vào tuổi 20 không phải chịu rủi ro đột quỵ tăng cao.
tin liên quan
Những 'kẻ thù' của tế bào ung thưThói quen ăn uống có thể khiến nguy cơ ung thư tăng cao, nhưng cũng có thể khiến tế bào ung thư bị tiêu diệt. Dưới đây là những thực phẩm được cho là 'kẻ thù' của tế bào ung thư.
Tiến sĩ Sarah Samaan, chuyên gia tim mạch tại Viện Tim ở Plano, thuộc bang Texas (Mỹ), nhận định kết quả nghiên cứu cho thấy việc thực hiện các biện pháp nhằm giảm trọng lượng cơ thể vào thời kỳ đầu trong đời có thể làm giảm rủi ro đột quỵ
“Nghiên cứu này hỗ trợ mạnh mẽ cho lập luận rằng chúng ta cần phải đấu tranh vì những bữa ăn lành mạnh hơn cũng như tăng cường hoạt động thể chất cho con em chúng ta ở cả gia đình và học đường”, bà nói.
Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên chuyên san Neurology.
tin liên quan
'Thuốc kháng sinh' trong nhà bếpUống quá nhiều thuốc kháng sinh để trị các bệnh thông dụng như cúm, cảm lạnh, ho có thể gây ra những phản ứng phụ nghiêm trọng như khó tiêu, mệt mỏi, khô mắt...
Bình luận (0)