Tiếp tục kiểm tra gắt gao hàng hóa kinh doanh online

14/07/2024 14:16 GMT+7

Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) trên cả nước đang tiếp tục triển khai kiểm tra hàng hóa kinh doanh online thông qua mạng xã hội.

Tiếp tục kiểm tra gắt gao hàng hóa kinh doanh online  - Ảnh 1.

Lực lượng QLTT Ninh Thuận kiểm tra một điểm bán thuốc lá điện tử qua mạng

QLTT Ninh Thuận

Đội QLTT số 2, Cục QLTT TP.Hải Phòng vừa phối hợp với Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ tiến hành kiểm tra cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm Hồng Anh có địa chỉ tại đường Chợ Lũng, P.Đằng Hải, Q.Hải An, TP.Hải Phòng, chuyên kinh doanh các mỹ phẩm tại trang mạng Facebook có tên: "Hồng Anh Chuyên Đồ Hiệu".Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 2.121 sản phẩm mỹ phẩm các loại gồm son, kem dưỡng, serum... có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, tổng trị giá 364,8 triệu đồng. Toàn bộ số hàng hóa nêu trên đang được Đội QLTT số 2, Cục QLTT TP.Hải Phòng tạm giữ để xác minh, xử lý vụ việc.

Tương tự, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận cũng vừa tiến hành kiểm tra, phát hiện liên tiếp nhiều cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử và phụ kiện nhập lậu thông quan kênh bán hàng trên mạng xã hội. Cụ thể, tại điểm bán hàng hoá của ông N.V.M, trang Facebook Ngũ A Ca, lực lượng chức năng đã phát hiện 170 máy hút thuốc lá điện tử các loại, 810 hộp tinh dầu thuốc lá điện tử, 21 hộp đầu lọc thuốc lá điện tử ... trị giá 67,6 triệu đồng. Toàn bộ hàng hóa do Trung Quốc sản xuất không có hoá đơn chứng từ chứng minh tính hợp pháp. Đoàn kiểm tra đã lập biên bản vi phạm hành chính trình xử phạt chủ cơ sở 25 triệu đồng và tịch thu toàn bộ tang vật vi phạm hành chính.

Tiếp tục kiểm tra gắt gao hàng hóa kinh doanh online  - Ảnh 2.

Trong thời gian tới, Cục QLTT các địa phương sẽ tiếp tục tăng cuờng hoạt động giám sát, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử.

QLTT Hải Phòng

Làm việc với cơ quan chức năng, chủ hộ thừa nhận hoạt động kinh doanh chủ yếu diễn ra qua mạng xã hội Facebook với các bài đăng, video livestream để khách đặt hàng rồi ship đến. Toàn bộ số hàng hóa trên được mua trôi nổi trên thị trường thông qua mạng internet về bán kiếm lời nên không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ kèm theo.

Tại TP.HCM, Cục QLTT từ đầu năm đến nay đã kiểm tra 2.662 vụ, trong đó tổng số vụ vi phạm là 2.515 vụ với tổng giá trị hàng hóa vi phạm hơn 63,5 tỉ đồng; tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy hơn 47,5 tỉ đồng; thu nộp ngân sách hơn 51,8 tỉ đồng. Số vụ kiểm tra chuyên ngành tăng 47,48%; số thu nộp ngân sách đạt 58,93% chỉ tiêu thi đua năm 2024, tăng 40,17%; trị giá hàng hóa buộc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả tăng 55,23%; các kết quả đều vượt nhiều so với cùng kỳ năm 2023.

Trong thời gian tới, Cục QLTT các địa phương sẽ tiếp tục tăng cuờng hoạt động giám sát, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử. Ông Trương Văn Ba, Cục trưởng Cục QLTT TP.HCM khẳng định: Trong 6 tháng cuối năm, Cục QLTT sẽ đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức; phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường đặc biệt là môi trường thương mại điện tử và công tác xử lý hàng hóa là tang vật vi phạm hành chính...

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.