Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (21.9) còn kể lại những câu chuyện cho thấy sự vất vả, nỗi nhọc nhằn, những căng thẳng chỉ diễn ra với giáo viên trong hoàn cảnh rất đặc biệt: Dạy trực tuyến thời kỳ dịch Covid-19; Tuyển bổ sung thí sinh điểm thi còn cao; Quy định mới về hỗ trợ đào tạo sau đại học.
Mẹ và con cùng học
Sau hơn 10 ngày được kết nối với giáo viên, hôm nay, gần 700.000 học sinh bậc tiểu học ở TP.HCM đã chính thức bước vào năm học mới. Tuy nhiên vì độ tuổi còn nhỏ, nhiều giáo viên, phụ huynh cho biết các em rất cần người lớn hỗ trợ để có thể theo học chương trình.
Con học lớp 2, dù đã có khoảng 10 ngày kết nối với giáo viên trước đó, có thể tự đăng nhập vào lớp học nhưng vẫn chưa thể tập trung học được theo hình thức học trực tuyến do vậy, cứ mỗi lần bé “lên lớp” là chị Triều Hương (Q.12, TP.HCM) cũng phải kè kè ngồi học cùng con. Buổi học đầu tiên của con bắt đầu từ lúc 8 giờ sáng kết thúc vào lúc 11 giờ 15, lúc này chị Hương mới có thể rời khỏi bàn để làm việc khác.
Nhiều phụ huynh khác có con đang học tiểu học cũng phải “học lỏm”, “cùng học” để giúp con tập trung và đạt hiệu quả khi học trực tuyến.
Nhiều câu chuyện chia sẻ của phụ huynh cũng như thông tin từ giáo viên về việc hướng dẫn học sinh tiểu học thực hiện các giờ học trực tuyến sẽ có trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (21.9).
|
Khi giáo viên không thể rời điện thoại
Ở một góc khác, dạy học trong thời kỳ dịch Covid-19 giáo viên có những trăn trở, áp lực riêng mà trước đây chưa từng gặp phải.
Một giáo viên ở Đồng Nai cho rằng những áp lực mà giáo viên gánh trên vai khi dạy trực tuyến không hề nhỏ. Không chỉ vấn đề thời gian, công sức mà còn về tâm lý. Mỗi lần sắp đến giờ học hay đang trong tiết học, học sinh lẫn phụ huynh vừa nhắn tin, vừa gọi điện thắc mắc liên tục. Sau giờ học, giáo viên còn phải tiếp tục trả lời học sinh, phụ huynh về bài giảng, về các trục trặc của phần mềm học trực tuyến, về thiết bị, đường truyền. Vừa ăn cơm vừa trả lời tin nhắn, vừa lau nhà vừa nghe điện thoại… là chuyện thường ngày của cô nhiều giáo viên.
Nhưng không chỉ có thế, nhiều câu chuyện còn đau lòng hơn khi giáo viên trao đổi với phụ huynh mà nhận được câu trả lời “Học hành gì lúc này”. Câu chuyện nhiều bất ngờ và cảm động sẽ được tiếp tục trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai.
Bình luận (0)