Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in ngày mai 21.7.2020

20/07/2020 23:44 GMT+7

Tin tức giáo dục đặc biệt đáng quan tâm trên báo in Thanh Niên ngày mai 21.7.2020 thông tin về chương trình đào tạo trong nước cho du học sinh ở các nước bị ảnh hưởng dịch Covid-19 muốn trở về Việt Nam học tập.

Trên báo in Thanh Niên ngày mai 21.7.2020, trong tin tức giáo dục đặc biệt, còn có thông tin về ứng dụng công nghệ blokchain vào bằng tốt nghiệp đại học.

Chương trình nào cho du học sinh về Việt Nam học tập?

Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 ở các nước khiến nhiều du học sinh Việt Nam  mong muốn trở về nước tiếp tục học tập trong nước. Các trường đại học trong nước và quốc tế đóng tại Việt Nam có nhiều chương trình đáp ứng các nhu cầu này.
Hiện cả nước có 352 chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài đang hoạt động. Trong đó, ở bậc ĐH có 195 chương trình, thạc sĩ có 150 chương trình và tiến sĩ có 7 chương trình. Số lượng sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh đang theo học ước tính khoảng dưới 30.000 người, hầu hết là trình độ ĐH, số ít còn lại là học viên thạc sĩ. Trong đó, liên kết với các trường ĐH của Pháp có 91 chương trình; Vương quốc Anh :71; Mỹ 38; Úc 27; Đức 20; Đài Loan 19; Trung Quốc 10; Hàn Quốc 8...
Như vậy, có rất nhiều chương trình mang tính quốc tế cho du học sinh lựa chọn nếu muốn trở về Việt nam tiếp tục học tập.
Thông tin chi tiết về các chương trình này cũng như lời khuyên của những nhà quản lý giáo dục để du học sinh lựa chọn chương trình phù hợp, hợp pháp, thủ tục chuyển tiếp… sẽ có trong chuyên đề tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (21.7)

Công nghệ blockchain sẽ triệt tiêu bằng giả?

Bằng tốt nghiệp ứng dụng blockchain của một trường đại học tại TP.HCM

H.A

Một số trường đại học tại Việt Nam  bắt đầu triển khai cấp bằng tốt nghiệp ứng dụng công nghệ blockchain, người dùng có thể quét mã QR cho ra đường dẫn xác thực văn bằng.
Ứng dụng trong lĩnh vực giáo dục, văn bằng tốt nghiệp cấp phát theo công nghệ chuỗi khối sẽ đảm bảo tính xác thực, duy nhất và an toàn. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, đối chiếu và xác nhận văn bằng một cách nhanh chóng qua mạng internet.
Theo các chuyên gia, nhược điểm của bằng cấp truyền thống là bị làm giả khá nhiều, việc kiểm tra và quy trình xác thực bằng giả hay thật rất phức tạp. Không có cách nào khác là liên hệ tận nơi cấp bằng, chưa kể với các hệ thống tra cứu thông thường người quản trị nếu muốn vẫn có thể thao túng, sửa đổi thông tin. Nhưng với ứng dụng blockchain, bằng cấp không thể làm giả được. Nếu trên văn bằng giả chứa thông tin sai, hệ thống sẽ có thể dễ dàng xác nhận không tồn tại, hoặc hiển thị thông tin của văn bằng có trùng mã trên hệ thống và do đó có thể lập tức xác thực thông tin về văn bằng.
Còn những ưu điểm nào khác khi ứng dụng công nghệ blockchain trên bằng tốt nghiệp? Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai sẽ giải đáp những thắc mắc này.
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.