Các chuyên gia Đại học Toronto (Canada) đã xem xét dữ liệu của hơn 42.000 người được chữa trị gãy xương hông tại 72 bệnh viện ở Ontario trong thời gian từ tháng 4.2009 đến tháng 3.2014. Tuổi đời bình quân của các bệnh nhân này là 80.
tin liên quan
3 cách tăng cường sức khỏe xương sau mãn kinhĐến thời điểm mãn kinh, thường là khoảng 50 tuổi, nhiều phụ nữ phát hiện ra mình bị loãng xương, khiến xương bị yếu, giòn và dễ gãy. Sau đây là 3 đề xuất giảm rủi ro và giữ xương chắc khỏe, theo AFP.
Chuyên gia Daniel Pincus và ê kíp nghiên cứu đã so sánh các bệnh nhân dựa trên việc họ đã tiến hành phẫu thuật trước hay sau 24 giờ.
Nhìn chung, khoảng 12% bệnh nhân gãy xương hông tử vong trong tháng đầu tiên sau phẫu thuật.
Tuy nhiên, những bệnh nhân tiến hành phẫu thuật trong vòng 24 giờ có rủi ro tử vong trong tháng tiếp theo thấp hơn 21% so với những người trì hoãn phẫu thuật.
tin liên quan
13 giờ phẫu thuật, bác sĩ tạo 'cậu nhỏ' mới cho người đàn ông bị tai nạnBị mất toàn bộ cơ quan 'vùng kín' trong tai nạn khủng khiếp, cuối cùng bệnh nhân đã có thể đứng tiểu và có cảm giác tốt với 'cậu nhỏ' sau ca phẫu thuật 13 giờ tái tạo dương vật và niệu đạo.
Những bệnh nhân đó cũng có tỷ lệ biến chứng thấp hơn. Họ có rủi ro bị máu vón cục ở tĩnh mạch chân (huyết khối tĩnh mạch chân) thấp hơn 82%, rủi ro đau tim thấp hơn 61%, và rủi ro bị máu vón cục ở phổi (thuyên tắc phổi) thấp hơn 49%. Họ cũng có rủi ro bị viêm phổi thấp hơn 5% trong tháng sau phẫu thuật.
“Vấn đề là bạn càng ngồi lâu trên giường, bạn càng dễ bị viêm phổi và máu vón cục. Sự trì hoãn không nhất thiết làm cho vấn đề tốt hơn. Nó có thể khiến mọi việc tệ đi”, tiến sĩ Harry Sax thuộc Trung tâm Y khoa Cedars-Sinai (Mỹ), người theo dõi cuộc nghiên cứu, cho biết.
Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên chuyên san Journal of the American Medical Association.
tin liên quan
Thực phẩm cần tránh để ngừa loãng xươngDưới đây là những thực phẩm cần tránh để ngừa loãng xương, theo boldsky.
Bình luận (0)