Triển khai phòng dịch nghiêm ngặt ở các khu công nghiệp

27/05/2021 05:46 GMT+7

Nhiều tỉnh, thành triển khai hàng loạt biện pháp ứng phó, chủ động xây dựng kịch bản khi có ca nhiễm phát sinh trong khu công nghiệp...

Trước tình hình đại dịch Covid-19 đang xảy ra ở một số tỉnh phía bắc, nhiều tỉnh, thành triển khai hàng loạt biện pháp ứng phó, chủ động xây dựng kịch bản khi có ca nhiễm phát sinh trong khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất, khu công nghệ cao.

Trưa 27.5: Thêm 53 ca Covid-19 trong nước, Bắc Giang và Bắc Ninh chiếm 51 ca

Là doanh nghiệp (DN) có số lượng công nhân lớn nhất TP.HCM (khoảng 60.000 người), ông Kim Vĩnh Cường, Phó chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH PouYuen Việt Nam (Q.Bình Tân), cho hay mỗi tòa nhà trong công ty sẽ có một mã QR khai báo y tế; tại nhà ăn, công nhân ngồi ăn theo phân xưởng, ở giữa có vách ngăn. Sắp tới sẽ lắp camera quan sát ở khu vực nhà ăn, vị trí ngồi ăn trưa của công nhân để theo dõi, phục vụ công tác truy xuất khi có yêu cầu. Dù vậy, ông Cường bày tỏ lo ngại số lượng công nhân đông, việc khai báo y tế mất nhiều thời gian và khó kiểm soát.
Theo bà Lê Bích Loan, Phó trưởng ban Quản lý (BQL) công nghệ cao TP.HCM, BQL và từng DN đều xây dựng kịch bản cho tình huống xảy ra dịch bệnh. Tuy nhiên, DN phản ánh khó áp dụng tiêu chí giãn cách 2 m giữa 2 người bởi dây chuyền sản xuất đã ổn định lâu nay. Còn BQL Các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM (HEPZA) cho biết đơn vị này đề nghị các DN tăng cường lắp đặt camera quan sát tại khu vực sản xuất, nhà ăn, nơi tập trung đông lao động, bố trí một phòng để dự phòng trường hợp phải cách ly tạm thời chờ cơ quan y tế xử lý.
Chiều 26.5, ông Nguyễn Lộc Hà, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, cho biết đã có văn bản hỏa tốc yêu cầu BQL các KCN phối hợp với các huyện, thị, TP trong tỉnh xây dựng kịch bản ứng phó; đồng thời thường xuyên kiểm tra DN triển khai thực hiện phương án phòng, chống dịch.

Bác sĩ Chợ Rẫy chi viện Bắc Giang: “Khống chế được dịch Covid-19 mới về”

Liên quan dịch bùng phát nhanh tại KCN ở Bắc Giang, Bắc Ninh, theo Bộ Y tế, chủng SARS-CoV-2 lần này tốc độ lây rất nhanh, rất mạnh, lan rất rộng. Đặc biệt, mật độ công nhân ở các ổ dịch tại Bắc Giang quá đông, môi trường khép kín, nhà ăn tập thể, khu vệ sinh dùng chung... khiến dịch rất dễ dàng lây lan, và thực tế đã chứng minh điều này. Biến chủng SARS-CoV-2 được tìm thấy lần đầu tại Anh có tốc độ lây lan nhanh gấp 1,7 lần so với chủng lưu hành trước đó nhưng biến chủng được tìm thấy lần đầu tại Ấn Độ còn lây nhanh hơn, đặc biệt khả năng lây nhiễm trong môi trường không khí.
Vì thế, trả lời Thanh Niên, PGS-TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng sự kiện y tế công cộng (Bộ Y tế), lưu ý: “Chúng ta quên mất việc phải mở cửa, thông thoáng khí. Trong môi trường kín, điều hòa, vi rút lơ lửng trong không khí chứ không rơi xuống, do đó vi rút lây mạnh hơn. Điều này có thể thấy rõ trong ổ dịch tại quán bar, hay tại nhà máy trong KCN”.
Với các KCN, ông Phu lưu ý ngoài việc thực hiện vách ngăn ở bàn ăn, DN nên điều chỉnh giờ ăn theo ca để đảm bảo khoảng cách an toàn, tránh tập trung đông người; khuyến khích người lao động làm việc tại nhà, thực hiện giãn cách, giãn tiến độ sản xuất...
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.