Bộ trưởng Bộ Công an trình quốc hội việc bỏ sổ hộ khẩu |
Bãi bỏ 13 thủ tục liên quan hộ khẩu
Sổ hộ khẩu: Bạn có bị ám ảnh không? - Video tư liệu |
Lo không đảm bảo tiến độ
Xây dựng nhà ở nông thôn, miền núi, hải đảo không cần xin giấy phép xây dựngBáo cáo giải trình, tiếp thu dự án luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Xây dựng, chiều 23.5, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ - môi trường QH Phan Xuân Dũng cho hay, dự thảo luật đã tiếp thu ý kiến của ĐBQH, dự thảo luật đã quy định chặt chẽ hơn đối với việc cấp giấy phép cho công trình xây dựng, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn cho phù hợp với thực tiễn.
Theo đó, dự thảo luật quy định không yêu cầu phải có giấy phép xây dựng đối với công trình xây dựng ở nông thôn và nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn; nhà ở riêng lẻ thuộc vùng miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa. Tuy nhiên, thảo luận sau đó, ĐB Dương Minh Tuấn (Bà Rịa-Vũng Tàu) phản ánh tình trạng một số cá nhân, tổ chức tự ý xây dựng các công trình, nhà ở với quy mô, diện tích lớn sử dụng với nhiều mục đích khác, có thể gây ảnh hưởng tới an ninh trật tự, khó khăn trong quản lý ở khu vực nông thôn và đề nghị cần phải giới hạn quy mô đối với các công trình được miễn giấy phép xây dựng này.
Bên cạnh đó, ông Tuấn cũng cho rằng, việc dự luật cho phép chủ đầu tư nhà ở riêng lẻ không cần thông báo thời điểm khởi công cũng như hồ sơ thiết kế sẽ dẫn đến nguy cơ mất an ninh trật tự, cần phải cân nhắc. Tương tự, ĐB Lê Quang Trí (Tiền Giang) cũng phản ánh tình trạng nhiều công trình không cần giấy phép được xây dựng tại các khu ven biển, biên giới ảnh hưởng tới quốc phòng, an ninh và đề nghị Chính phủ quy định chi tiết về các trường hợp miễn giấy phép xây dựng để hạn chế tình trạng này.
|
Ủng hộ Đà Nẵng thí điểm chính quyền đô thịThảo luận về dự thảo Nghị quyết về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP.Đà Nẵng và một số cơ chế, chính sách đặc thù khác sáng 23.5, đa số các đại biểu (ĐB) đều tán thành với tờ trình của Chính phủ.
Trước đó, trình bày thẩm tra dự thảo nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Hoàng Thanh Tùng nêu rõ, Chính phủ đề nghị thí điểm tổ chức chính quyền đô thị tại Đà Nẵng theo mô hình và phạm vi ở khu vực đô thị thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị một cấp.
Tại TP.Đà Nẵng, tổ chức cấp chính quyền địa phương (HĐND, UBND); tại các quận và phường không tổ chức cấp chính quyền địa phương mà chỉ tổ chức cơ quan hành chính là UBND. Ở H.Hòa Vang và các xã trực thuộc, vẫn tiếp tục giữ mô hình cấp chính quyền địa phương, gồm HĐND và UBND. Đa số ý kiến thành viên Ủy ban Pháp luật tán thành với việc thí điểm tổ chức một cấp chính quyền ở đô thị và 3 cấp chính quyền ở nông thôn tại TP.Đà Nẵng như đề xuất.
Theo các ĐB, việc thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại Đà Nẵng do Chính phủ đề xuất khác với mô hình của Hà Nội. Đó là không tổ chức HĐND ở cả quận nhưng vẫn thấp hơn so với mô hình thí điểm tại Nghị quyết 26 của QH trước đó. Đây là mô hình phù hợp vì trước đó Đà Nẵng đã từng thực hiện mô hình tương tự và cho kết quả tốt, có sự tách bạch rõ ràng giữa chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn.
|
Bình luận