Trước khi điều trị rụng tóc, hói đầu: Cần hiểu về tế bào mầm tóc
15/10/2018 08:00 GMT+7
Thời thanh xuân, mái tóc khỏe tràn đầy sức sống. Theo thời gian, tóc mỏng, yếu, rụng nhiều dẫn đến thưa tóc ở nữ và hói đầu ở nam.
Tự động phát
Theo nghiên cứu y khoa mới nhất từ Mỹ, để giữ gìn sức sống cho mái tóc, cần chăm sóc tóc ngay từ “mầm sống” đầu tiên.
Sau đây là 6 sự thật về tế bào mầm tóc mà bạn cần biết để kéo dài thanh xuân của tóc.
1. Tế bào mầm tóc là cội nguồn của mái tóc chắc khỏe, dày đẹp
Tế bào mầm tóc là những “hạt giống” để hình thành nên một sợi tóc. Chúng có vai trò quyết định đến sức khỏe và vẻ đẹp của cả mái tóc.
Để tóc được mọc lên chắc khỏe, cần có đủ lượng tế bào mầm tóc tập trung tại nang tóc. Tế bào mầm tóc càng nhiều, càng khỏe mạnh thì lượng tóc mọc lên càng dày, chắc khỏe, bóng mượt và ngược lại.
2. Tế bào mầm tóc chịu sự điều khiển của thần kinh nội tiết
Theo Science Daily, tế bào mầm tóc hoạt động mạnh mẽ trong giai đoạn tóc mọc mới. Lúc đó, thần kinh nội tiết “ra lệnh” cho một lượng tế bào mầm tóc di chuyển xuống nhú bì, lấy các chất dinh dưỡng phù hợp để phát triển thành các bộ phận của một sợi tóc hoàn chỉnh.
|
Tóc có tuổi thọ trung bình từ 2 - 6 năm. Khi tế bào mầm tóc suy yếu, tóc trở nên yếu, mỏng và có tuổi thọ ngắn hơn. Ngược lại, tóc sẽ "sống" trên da đầu tối đa vòng đời 6 năm nếu tế bào mầm tóc được bảo vệ khỏe mạnh.
4. Tế bào mầm tóc suy yếu là nguyên nhân chính gây rụng tóc, hói đầu
Trước tuổi 30, tóc thường mọc chắc khỏe, dày mượt, ít rụng. Tuy nhiên, sau mốc tuổi này, do ảnh hưởng của rối loạn thần kinh nội tiết, lối sống không khoa học, thiếu dinh dưỡng… khiến tế bào mầm tóc suy yếu về số lượng lẫn chất lượng. Đây là nguyên nhân cốt lõi gây rụng tóc, thưa tóc, hói đầu.
5. Tế bào mầm tóc hoạt động khác nhau ở nam và nữ
Nghiên cứu cho thấy, quá trình mọc tóc - rụng tóc cũng như các yếu tố tác động khiến tế bào mầm tóc suy yếu có sự khác biệt giữa nam và nữ:
- Giữa hai giới có sự khác biệt về thần kinh nội tiết nên quá trình điều khiển tế bào mầm tóc khác nhau. Nếu thần kinh nội tiết mất cân bằng (ở nam do thiếu hoặc thừa nội tiết tố nam, ở nữ do rối loạn kinh nguyệt, sau sinh, tiền mãn kinh - mãn kinh), tế bào mầm tóc sẽ hoạt động sai chu trình, dẫn đến tóc nhanh rụng, chậm mọc. Khi đó, nam giới thường rụng từng mảng, dễ hói đầu; nữ giới rụng đều gây thưa tóc.
- Các yếu tố tác động gây suy yếu tế bào mầm tóc cũng khác nhau ở nam và nữ. Nam giới chịu tác động của căng thẳng, stress; di truyền; dùng thuốc trị bệnh; hút thuốc, rượu bia... Nữ giới bị rụng tóc khi dinh dưỡng mất cân bằng; lo âu, trầm cảm; lạm dụng hóa chất làm đẹp...
6. Để trị rụng tóc tận gốc, cần tác động vào tế bào mầm tóc với cơ chế chuyên biệt nam/nữ
Các chuyên gia y khoa tại Đại học California (Mỹ) chỉ ra: thúc đẩy tế bào mầm tóc phát triển sẽ là xu hướng mới trong phác đồ điều trị rụng tóc, hói đầu hiện nay. Đặc biệt, để đạt hiệu quả giảm rụng tóc, tăng mọc tóc tối ưu, cần có giải pháp chuyên biệt riêng cho nam và riêng cho nữ.
Trên cơ sở đó, các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu và tìm ra tinh chất Cynatine® độc quyền và các hoạt chất quý, phát triển thành 2 công thức chuyên biệt: CLI-α dành riêng cho nam và CLI-β dành riêng cho nữ, có tác dụng cân bằng thần kinh nội tiết nam/nữ, cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho quá trình biệt hóa của tế bào mầm tóc, bảo vệ tế bào mầm tóc trước các yếu tố gây hại… Từ đó mang lại hiệu quả giảm rụng, cho tóc mọc chắc khỏe dài lâu.
Xem thêm video về tế bào mầm tóc: đột phá mới cho mái tóc khỏe đẹp
Bình luận (0)