Tự động phát
Nhiệt độ ấm lên đang giúp hình thành và lan rộng hiện tượng “tuyết xanh” tại vùng đất của chim cánh cụt. Tại sao? Vì một loài tảo nở hoa đang “tô màu” xanh lục cho một phần của lục địa băng giá. Hiện tượng này trở nên phổ biến đến mức có thể nhìn thấy từ không gian.
Nghiên cứu được được thực hiện bởi Đại học Cambridge và Trung tâm Khảo sát Nam Cực của Anh. “Tại đây có những mảng màu xanh lá cây. Hy vọng rằng chúng ta có thể thấy một số mảng màu đỏ nếu các điều kiện cho phép”, theo một nhà nghiên cứu.
|
Sử dụng dữ liệu được thu thập bằng vệ tinh và quan sát thực địa trong hơn 2 năm, nhóm nghiên cứu đã tạo ra bản đồ đầu tiên của loài tảo nở hoa ở bờ biển Nam Cực, với 1.679 cụm tảo riêng biệt. Đây là thành phần quan trọng giúp lục địa này hấp thu khí CO2 từ khí quyển.
Để có thể nở hoa, những cụm tảo này ở Nam Cực cần lượng CO2 tương đương với lượng carbon phát thải của khoảng 875.000 xe hơi dùng xăng ở Anh. Hoa tảo hấp thụ carbon từ khí quyển, nhưng vẫn không thấm vào đâu so với lượng CO2 đang có trong khí quyển.
|
Vào tháng 2.2020, Nam Cực đã trải qua ngày ấm nhất từng được ghi nhận ở nhiệt độ 18 độ C. Tác động của biến đổi khí hậu lên sự lây lan của tảo tuyết vẫn chưa rõ ràng nhưng tảo này chủ yếu xuất hiện ở các đảo ngoài khơi bờ biển phía tây Nam Cực nơi mà hiện tượng ấm dần lên đang ngày càng ảnh hưởng xấu.
Theo các nhà nghiên cứu, tảo tuyết sống dựa vào tuyết lầy để nở hoa tạo hiện tượng tuyết xanh, vì vậy nếu khí hậu ấm lên quá nhiều, tuyết sẽ trở nên lầy hơn và tan nhanh hơn, từ đó khiến tảo tuyết bị mất đi môi trường sinh trưởng. Khi đó, cả một hệ sinh thái sẽ bị quét sạch, chỉ trong 1 năm.
Bình luận (0)