Ông Danilov cho hay một tên lửa mới do Ukraine sản xuất đã tiêu diệt một hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga trên bán đảo Crimea trong chiến dịch tấn công đổ bộ trên. Tuy nhiên, ông từ chối cung cấp tên của dòng vũ khí mới, cũng như các thông số liên quan.
Trong khi Nga chưa xác nhận thông tin S-400 bị phá hủy, nhà báo nổi tiếng của Ukraine là ông Yuriy Butusov dẫn nguồn thạo tin tiết lộ phía Ukraine lúc đó đã sử dụng phiên bản đối đất của dòng tên lửa đối hạm Neptune (R-360 Neptune).
Tên lửa đối hạm Neptune đã nổi tiếng từ vụ soái hạm Moskva của Hạm đội Biển Đen bốc cháy và bị chìm hồi tháng 4.2022. Theo đó, chính quyền Kyiv khẳng định đã dùng 2 tên lửa Neptune bắn chìm tuần dương hạm của Nga.
Sau đó, một số nguồn tin cho rằng phía Ukraine đang tìm cách chuyển đổi công năng của tên lửa, chuyển từ đối hạm sang tên lửa hành trình đối đất. Đây cũng là chương trình trọng điểm của Ukraine trong thời điểm hiện tại, dù Kyiv chưa có thông tin xác nhận chính thức.
Chưa rõ thông số của phiên bản đối đất (nếu có) của tên lửa Neptune, nhưng dòng đối hạm có tầm bắn 280km, đạt vận tốc 900km/h, và đầu đạn 150kg có thể đánh chìm tàu có lượng giãn nước đến 5.000 tấn.
Stugna-P là dòng tên lửa chống tăng nội địa do Ukraine sản xuất và được triển khai trong các cuộc giao tranh nhằm giành quyền kiểm soát các phi trường chiến lược ở Donetsk và Luhansk trong giai đoạn 2014 - 2015.
Quân đội Ukraine thường xuyên sử dụng Stugna sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt từ tháng 2.2022.
Bên cạnh đó, quân đội Ukraine cũng sở hữu tổ hợp pháo phản lực phóng loạt Vilkha/Vilkha-M. Đây là tổ hợp có thể phóng 12 rốc két trong vòng 48 giây, tầm bắn lên đến 70km cho phiên bản Vilkha và 130km cho Vlikha-M.
Vilkha/Vilkha-M là vũ khí tấn công lợi hại các mục tiêu trên bộ lẫn trên biển. Mỗi rốc két được lắp mô đun dẫn đường bằng vệ tinh và mang theo đầu đạn 250kg tùy chọn.
Một dòng vũ khí nổi tiếng uy lực khác của Ukraine là lựu pháo tự hành Bohdana do nước này sản xuất và lần đầu tiên được triển khai hồi tháng 6.2022 trong cuộc chiến giành lại đảo Rắn từ tay Nga.
Lựu pháo tự hành 2S22 Bohdana phối hợp cùng máy bay không người lái TB2 pháo kích đảo Rắn. Video: Bộ Tổng tham mưu Ukraine
Bohdana cũng là hệ thống pháo binh đầu tiên do Ukraine thiết kế tương thích với đạn pháo 155mm của NATO. Toàn bộ khâu nhắm bắn mục tiêu và nạp đạn pháo đều được tự động, tốc độ bắn 6 quả/phút. Tầm bắn hiệu quả đạt 42km, hoặc 50km nếu sử dụng đạn pháo được tăng tầm bắn.
Bình luận (0)