Hãy xem tiếp để biết tình trạng thừa nước là gì, triệu chứng của nó là gì, ai có nguy cơ mắc bệnh và lượng nước lý tưởng bạn nên uống hằng ngày.
1. Thừa nước là gì?
Uống quá nhiều nước có thể dẫn đến tình trạng say nước, xảy ra khi lượng muối và các chất điện giải khác trong cơ thể trở nên quá loãng. Điều này dẫn đến giảm nồng độ natri trong cơ thể. Mức natri thấp nguy hiểm được gọi là “hạ natri máu” và có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng, theo Times of India.
Bạn có thể bị thừa nước khi uống nhiều nước hơn mức mà thận có thể loại bỏ qua nước tiểu. Điều này có thể khiến lượng nước dư thừa tích tụ trong máu của bạn.
2. Các vấn đề do mất nước quá mức
|
Những người bị mất nước quá mức thường bị các triệu chứng như mất phương hướng, buồn nôn và đau đầu. Mặt khác, nếu bạn uống quá nhiều nước và chất điện giải của bạn bị loãng, điều này sẽ dẫn đến giảm hàm lượng natri trong cơ thể. Điều này có thể gây ra suy nhược, chuột rút, co giật và thậm chí bất tỉnh.
Đôi khi, tình trạng giữ nước có thể xảy ra do lượng nước dư thừa trong cơ thể cũng có thể dẫn đến tăng cân.
3. Lượng nước lý tưởng để uống hằng ngày
Để giữ cho mình đủ nước, bạn nên uống 7-8 ly nước mỗi ngày. Số lượng có thể lên đến 10 ly trong những ngày hè nóng nực. Lượng nước cần thiết cũng phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể và sự trao đổi chất của bạn. Để duy trì lượng nước phù hợp theo loại cơ thể của bạn, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng một lần.
4. Làm sao biết bạn có đang uống quá nhiều nước hay không?
Bạn cần kiểm tra xem mình có đang uống nước ngay cả khi không khát hay không. Nếu bạn uống nước trong khoảng thời gian ngắn và ngay cả khi bạn không cảm thấy thích, thì bạn cần phải dừng lại ngay lập tức.
Để luôn kiểm tra lượng nước của bạn, hãy chia theo ngày và duy trì lịch uống nước vài giờ một lần. Ngoài ra, hãy đặt lượng nước bạn phải uống mỗi lần. Điều này sẽ giúp bạn nhất quán khi uống nước và duy trì đủ lượng nước trong cơ thể bạn, theo Times of India.
Bình luận (0)