Vì sao nhiều đội bóng đá sinh viên thường tập vào trưa?

Thúy Hằng
Thúy Hằng
10/02/2023 18:31 GMT+7

TP.HCM những ngày này thường nắng nóng gay gắt vào giữa trưa nhưng nhiều đội bóng đá sinh viên các trường đại học, cao đẳng, học viện vẫn ra sân tập. Vì sao?

Vì sao nhiều đội bóng đá thường tập giấc trưa? - Ảnh 1.

Đội bóng đá Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM tập vào giấc trưa

ĐỘI BÓNG CUNG CẤP

Chỉ còn vài ngày nữa, các đội bóng sẽ chính thức tham gia các trận vòng loại giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam lần I. Các đội đang gấp rút tập luyện để có điểm rơi phong độ tốt nhất khi giải bắt đầu. Thời gian tập phổ biến của các đội từ khoảng 10 đến 12 giờ trưa, 14 giờ đến 16 giờ chiều. Vào các ngày cuối tuần, các trận giao hữu giữa các đội cũng thường bắt đầu lúc 10 giờ. Một số ít trường còn tranh thủ tập thêm các buổi tối hoặc sáng sớm (như Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM).

Có đến 6/7 ngày trong tuần (trừ chủ nhật), đội bóng đá sinh viên Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM tập vào lúc 10 giờ tới khoảng 12 giờ trưa. Trao đổi với PV Thanh Niên, HLV trưởng Phan Hoàng Vũ của đội cho biết, thành viên của đội bóng là sinh viên đến từ nhiều ngành học khác nhau, chủ yếu trong đội là các em sinh viên năm nhất và năm 4.

Vì sao nhiều đội bóng đá thường tập giấc trưa? - Ảnh 2.

Vì sao nhiều đội bóng đá thường tập giấc trưa? - Ảnh 3.

Vì sao nhiều đội bóng đá thường tập giấc trưa? - Ảnh 4.

Thầy và trò đội bóng Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM tập từ 10 giờ đến 12 giờ trưa

ĐỘI BÓNG CUNG CẤP

Vừa tập luyện để tham gia giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam 2023, các em sinh viên vẫn phải duy trì lịch học đầy đủ trên trường, do đó khung giờ giấc tập luyện cũng phải cân nhắc để hợp lý nhất cho các cầu thủ. "Tập luyện vào khung giờ trưa từ 10 đến 12 giờ mỗi ngày là thuận tiện để huy động đầy đủ sinh viên nhất, ảnh hưởng ít nhất đến giờ học của các em", HLV trưởng Phan Hoàng Vũ nói.

Lý do quan trọng khác mà các đội cho sinh viên tập luyện, thi đấu giao hữu vào giờ trưa là để cầu thủ làm quen với thời gian, thời tiết thi đấu tại vòng loại đã được công bố. Để đến khi thi đấu chính thức, cơ thể sẽ kịp thời thích nghi, đạt phong độ tốt nhất.

Ngày hôm qua, 9.2, lễ bốc thăm xếp lịch thi đấu của các bảng vòng loại giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam đã diễn ra tại tòa soạn Báo Thanh Niên, TP.HCM. Theo kết quả xếp lịch thi đấu tại các khu vực (phân chia thành A, B, C, D, E), ngoài một số trận đấu diễn ra lúc 9 giờ sáng hoặc 18 giờ chiều thì giờ thi đấu phổ biến tại các bảng là 13 giờ 30, 14 giờ, 15 giờ 30, 15 giờ 45.

43 đội bóng sinh viên tranh tài: lộ diện các bảng đấu kịch tính

Vì sao nhiều đội bóng đá thường tập giấc trưa? - Ảnh 5.

Cầu thủ Trường ĐH Văn Hiến bù nước giữa hiệp

MINH TÂN

Vì sao nhiều đội bóng đá thường tập giấc trưa? - Ảnh 6.

MINH TÂN

Vì sao nhiều đội bóng đá thường tập giấc trưa? - Ảnh 7.

Cầu thủ Trường ĐH Sư phạm Thể dục thể thao TP.HCM bù nước giữa hiệp đấu giao hữu

MINH TÂN

Tại khu vực TP.HCM (bảng E), 20 đội thi đấu được xếp thành 5 nhóm. Các giờ thi đấu của các đội tại sân bóng Trường ĐH Tôn Đức Thắng là 9 giờ, 13 giờ 30, 14 giờ, 15 giờ 30, 15 giờ 45, 18 giờ.

Đảm bảo sức khỏe, phòng tránh chấn thương

Đại diện đội bóng Trường ĐH Sư phạm Thể dục thể thao TP.HCM cũng cho biết, những ngày qua đội bóng của trường thi đấu nhiều trận giao hữu vào 14 giờ. Trước đó, đội khởi động từ 13 giờ hơn.

HLV Phạm Thái Vinh cho biết, tập luyện vào giờ trưa là một cách để các đội bóng sinh viên tranh thủ được thời gian, không bị ảnh hưởng tới lịch học trên giảng đường. Đồng thời, tập luyện giờ trưa, khi thời tiết khắc nghiệt cũng là để đội thích nghi, làm quen với thời gian thi đấu và thời tiết khi vòng loại diễn ra tại TP.HCM.

Vì sao nhiều đội bóng đá thường tập giấc trưa? - Ảnh 8.

MINH TÂN

Vì sao nhiều đội bóng đá thường tập giấc trưa? - Ảnh 9.

Tập luyện giờ trưa, các cầu thủ được bù nước, khởi động kỹ lưỡng

MINH TÂN

HLV trưởng của đội bóng Trường ĐH Sư phạm Thể dục thể thao TP.HCM cho biết, tập luyện vào trưa, nắng nóng dễ khiến nhiều cầu thủ mất nước, mất sức. Do đó các cầu thủ phải biết bổ sung nước đúng cách. Ông Phạm Thái Vinh cũng luôn lưu ý các cầu thủ sinh viên phải khởi động kỹ lưỡng, tránh cho cơ thể bị căng cứng, dễ bị chấn thương, trong đó có loại chấn thương phổ biến như lật cổ chân. 

"Trong điều lệ của giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam lần 1, mục 13.6 quy định "Nghỉ giữa hiệp đấu" - hay còn gọi là "Cooling break" để các đội được tạm nghỉ, bổ sung nước như thế nào. Chúng tôi hoàn toàn nhất trí", ông Phạm Thái Vinh nói.

Vì sao nhiều đội bóng đá thường tập giấc trưa? - Ảnh 10.

Một cầu thủ bị lật sơ mi cổ chân

MINH TÂN

Vì sao nhiều đội bóng đá thường tập giấc trưa? - Ảnh 11.

Khởi động, tập luyện thường xuyên để duy trì thể lực, tránh căng cứng dễ bị chấn thương

MINH TÂN

Khi nào được "Cooling break"?

Tại mục 13.6 của điều lệ giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam 2023 ghi: - Thời điểm thực hiện "Cooling break" tại mỗi trận đấu: vào khoảng thời điểm phút thứ 25 và phút thứ 65 của trận đấu.

Cách thức thực hiện:

+ BTC địa phương có trách nhiệm báo cáo giám sát trận đấu nhiệt độ tại thời điểm 20 phút trước trận đấu. Nếu thời tiết nắng nóng quá mức (nhiệt độ thời điểm trước giờ thi đấu từ khoảng 32 độ C trở lên); căn cứ báo cáo tình hình thời tiết thực tế tại địa phương, trước giờ thi đấu 15 phút, giám sát trận đấu sẽ thống nhất với trọng tài và thông báo đến 2 đội việc có thể áp dụng quy định này tại trận đấu.

+ Trường hợp thực hiện: Tại các thời điểm như đã quy định ở trên, khi bóng ngoài cuộc, trọng tài sẽ cho tạm dừng trận đấu trong khoảng thời gian tối đa 3 phút để cầu thủ 2 đội tạm nghỉ, bổ sung nước.

+ Cầu thủ thi đấu và các thành viên liên quan đến phải tuân thủ quyết định, ký hiệu của trọng tài trong việc thực hiện "Cooling break", đặc biệt thời điểm tạm dừng và thời điểm bắt đầu lại trận đấu.

Vì sao nhiều đội bóng đá thường tập giấc trưa? - Ảnh 13.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.