[VIDEO] Bỏ tù người dùng chất cấm gây ung thư mới đủ sức răn đe

14/04/2016 15:16 GMT+7

Từ ngày 1.7.2016, hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi sẽ bị xử lý hình sự, có thể phạt tù lên tới 20 năm. Đây là một thay đổi mạnh mẽ để bảo vệ người tiêu dùng trước hiểm họa đáng sợ này.

Từ ngày 1.7.2016, hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi sẽ bị xử lý hình sự, có thể phạt tù lên tới 20 năm. Đây là một thay đổi mạnh mẽ để bảo vệ người tiêu dùng trước hiểm họa đáng sợ này. 

Thực phẩm "bẩn" là cụm từ được dư luận nhắc tới hằng ngày về mức độ tràn lan và đáng sợ của nó.
Đại tá Lê Tấn Tảo, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) cho hay, theo số liệu do Cục Cảnh sát môi trường đưa ra mới đây thì 70% người bị ung thư do sử dụng thực phẩm bẩn, 20% do ô nhiễm môi trường và chỉ 10% do di truyền.
Vậy định nghĩa thực phẩm bẩn là gì? Có thể nói đó là những thực phẩm có yếu tố độc hại vượt ra ngoài phạm vi an toàn cho phép. Hiện nay chất cấm trong chăn nuôi được sử dụng tràn lan, dư lượng thuốc trừ sâu trong rau xanh cao kỷ lục. Rất nhiều đơn hàng chè xanh, hồ tiêu ... của Việt Nam xuất ra nước ngoài bị trả lại vì dư lượng thuốc trừ sâu quá cao.
VIDEO: Tác hại chết người gây ung thư của chất cấm sử dụng trong chăn nuôi - Thực hiện: Thùy Dương
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 80% tổng số công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi bị thanh tra đã phát hiện có chất cấm hoặc thừa nhận đã từng sử dụng chất cấm.
Trên thế giới, nhiều nước cũng đã từng gặp phải vấn đề này.
Theo Marlerblog, tại Úc vào năm 2002 đã xảy ra vấn đề nghiêm trọng về thực phẩm kém chất lượng được tiêu thụ rộng, nó đã trở thành một bài học lớn cho nước Úc. Vì vậy họ đã chỉnh sửa các quy định về pháp luật riêng cho từng bang (lãnh thổ) ví dụ như công dân được phép kiện các công ty, các cá nhân sản xuất và tiêu thụ thực phẩm bẩn hoặc ko an toàn. Họ sẽ bị truy tố, chịu trách nhiệm dân sự, thậm chí họ buộc phải đền bù số tiền không nhỏ, chịu trách nhiệm hoàn toàn, khắc phục bằng mọi giá cho những trường hợp đáng tiếc nếu không may xảy ra như trả tiền viện phí cho người tiêu thụ sản phẩm không may bị ngộ độc, trường hợp nặng sẽ bị đóng cửa cấm sản xuất trong một khoảng thời gian hoặc có thể bị niêm phong mãi mãi. Kể cả vi phạm về mã thực phẩm họ cũng sẽ bị kết tội theo luật pháp quy định riêng cho ngành này.
So với Úc thì những trường hợp ngộ độc thực phẩm tại Newzealand cao hơn nhiều, ảnh hưởng tới gần 2% dân số ở đây.
Những trường hợp ngộ độc thực phẩm sẽ được xử lý theo luật pháp bởi Bộ Y tế và ban y tế địa phương và cơ quan phụ trách ATTP. Nếu vi phạm nghiêm trọng, người phạm tội sẽ bị truy tố bới cục ATTP và phải chịu trách nhiệm hình phạt theo luật và quy định được ban hành từ năm 1981.
Ví dụ, một trường hợp ngộ độc Mật ong tại Newzealand. Người nuôi ong đã bị buộc tội theo luật Thực phẩm năm 1981 về bán thực phẩm không thích hợp cho con người sau khi mật ong của ông bị cáo buộc là độc hại và gây co giật dữ dội cho một số người. Tòa án đã phạt ông với mức tiền phải trả $ 3350 trong bồi thường cho một số nạn nhân, thêm vào $ 750 chi phí phòng thí nghiệm và $ 450 lệ phí luật sư .
Ở Việt nam, trước tình trạng "báo động đỏ" về VSATTP hiện nay Bộ trưởng Cao Đức Phát đã hứa trước đông đảo người dân: “Từ giờ đến cuối năm, chúng tôi cam kết cơ bản không còn kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi thực phẩm, không còn buôn lậu thuốc bảo vệ thực phẩm qua biên giới”.
Và tới đây, theo quy định tại Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi, có hiệu lực từ ngày 1.7.2016, hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi sẽ bị xử lý hình sự, có thể phạt tù lên tới 20 năm.
Người sử dụng chất cấm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm hoặc bán, cung cấp thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm có sử dụng chất cấm sẽ bị phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng, hoặc phạt tù từ 1 – 5 năm.
Nếu hành vi trên gây hậu quả nặng hơn, làm chết 1 người sẽ bị phạt 200 - 500 triệu đồng, phạt tù 3 - 7 năm. Làm chết 2 người phạt tù đến 15 năm, làm chết 3 người trở lên phạt tù đến 20 năm.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.