Vì sao không nên so sánh và ‘kén cá chọn canh’ giữa các vắc xin Covid-19?

05/07/2021 08:16 GMT+7

Vắc xin này xịn hơn vắc xin kia hay "mình phải chờ tiêm bằng được vắc xin nọ" - đây là những suy nghĩ không phải là hiếm về vắc xin Covid-19 trong bối cảnh đại dịch vẫn đang hoành hành khắp thế giới . Liệu cách hiểu về mức độ hiệu quả của một loại vắc xin Covid -19 hiện nay có được xem xét trên nhiều khía cạnh và vắc xin tốt là vắc xin có tỉ lệ hiệu quả 100% bảo vệ người tiêm hoàn toàn khỏi Covid-19?

Ở Mỹ, hai loại vắc xin Covid-19 đầu tiên được phê duyệt là Pfizer/BioNTech và Moderna. Cả hai loại vắc xin đều được đánh giá có tỉ lệ hiệu quả rất cao dựa trên kết quả thử nghiệm lâm sàng, dao động từ 94 đến 95%.
Nhưng loại vắc xin thứ ba được phê duyệt tại Mỹ - Johnson & Johnson, cũng dựa trên kết quả thử nghiệm, lại có tỉ lệ hiệu quả thấp hơn đáng kể: chỉ 66%.

Minh họa về tỉ lệ hiệu quả của 3 loại vắc xin Covid-19 ở Mỹ dựa trên thử nghiệm lâm sàng

Quỳnh Phương

Khi nhìn những con số đó đứng cạnh nhau, nhiều người sẽ có kết luận rằng vắc xin này tốt hơn đáng kể so với vắc xin kia. Và tại sao phải dùng loại chỉ có hiệu quả 66% trong khi mình có thể có loại hiệu quả đến 95%?
Trang tin Vox (Mỹ) dẫn lời các chuyên gia, nhà khoa học, cho rằng đó không phải là cách đúng đắn để hiểu về tỉ lệ hiệu quả của vắc xin hoặc thậm chí hiểu đúng về chức năng của vắc xin. Để hiểu rõ về những con số tỉ lệ hiệu quả, phải bắt đầu từ quá trình mà vắc xin được thử nghiệm.

Miễn dịch cộng đồng là gì và vắc xin quan trọng ra sao trong đại dịch Covid-19?

Quá trình thử nghiệm

Ở Mỹ, tỉ lệ hiệu quả của vắc xin được tính toán trong các thử nghiệm lâm sàng lớn khi vắc xin được thử nghiệm trên hàng chục ngàn người.
Những người tham gia thử nghiệm được chia thành 2 nhóm: một nửa được tiêm vắc xin và nửa còn lại được tiêm giả dược.
Sau đó, cả 2 nhóm sẽ quay trở lại cuộc sống bình thường trong khi các nhà khoa học theo dõi xem liệu họ có nhiễm Covid-19 hay không.

Kết quả cuộc thử nghiệm trên 43.000 người của vắc xin Pfizer/BioNTech

Vox

Trong cuộc thử nghiệm vắc xin Covid-19 của Pfizer/BioNTech, có 43.000 người tham gia thử nghiệm. Sau cùng, có 170 người trong số này mắc Covid-19. Và việc 170 người này phân bổ như thế nào ở 2 nhóm là cách để xác định tỉ lệ hiệu quả của vắc xin.
Nếu 170 người này chia đều ở 2 nhóm, điều này có nghĩa vắc xin không có hiệu quả.
Nếu tất cả 170 người mắc bệnh đều ở nhóm tiêm giả dược, điều này có nghĩa vắc xin hiệu quả 100%.
Kết quả cụ thể của cuộc thử nghiệm vắc xin Pfizer/BioNTech: Trong số 170 người mắc bệnh, 162 người thuộc nhóm tiêm giả dược và chỉ có 8 người thuộc nhóm tiêm vắc xin.
Điều này có nghĩa mỗi người được tiêm phòng có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn 95% so với người không tiêm vắc xin mỗi khi họ tiếp xúc với Covid-19 chứ không phải là cứ 100 người tiêm vắc xin thì sẽ có 5 người mắc bệnh.

Thời gian thử nghiệm

Tỉ lệ hiệu quả của vắc xin được đánh giá theo cùng một cách nhưng thử nghiệm lâm sàng của từng loại vắc xin lại được thực hiện trong những bối cảnh khác nhau.
Theo bà Deborah Fuller - giáo sư ngành vi sinh học - Đại học Washington, việc các thử nghiệm được thực hiện trong khoảng thời gian nào là một trong những xem xét quan trọng nhất để đánh giá tính hiệu quả của vắc xin.

Giáo sư chuyên ngành vi sinh học Deborah Fuller (Đại học Washington)

Đại học Washington

Cuộc thử nghiệm vắc xin Moderna được tiến hành hoàn toàn ở Mỹ trong giai đoạn mùa hè từ tháng 8 đến đầu tháng 12.
Cuộc thử nghiệm của Pfizer/BioNTech cũng được cơ bản tiến hành ở Mỹ và gần giống như quãng thời gian của Moderna.
Cuộc thử nghiệm của Johnson&Johnson lại tiến hành trong giai đoạn từ tháng 10.2020 đến tháng 1.2021 - khi số ca Covid-19 mỗi ngày tại Mỹ ở giai đoạn cao điểm.
Những thử nghiệm khác của Johnson&Johnson được tiến hành ở Nam Phi và Brazil - nơi không chỉ có tỉ lệ lây nhiễm cao mà các biến chủng virus SARS-CoV-2 cũng khác nhau.
Giáo sư Deborah Fuller cho rằng nếu đưa vắc xin của Pfizer/BioNTech và Moderna thực hiện lại thử nghiệm lâm sàng cùng lúc và cùng địa điểm với vắc xin của Johnson&Johnson, chúng ta có thể thấy những con số khác biệt.

Mục tiêu của vắc xin

Tỉ lệ hiệu quả - được đánh giá dựa trên số người nhiễm bệnh sau tiêm chủng thử nghiệm - theo nhiều nhà khoa học, không phải là mục đích tiêu duy nhất của vắc xin.
Ngoài phòng ngừa lây nhiễm, vắc xin Covid-19 còn có chức năng giảm triệu chứng, ngăn ngừa bệnh diễn biến nặng và cả tử vong nếu người đã tiêm vắc xin vẫn mắc Covid-19. Và ở khía cạnh này, tất cả các loại vắc xin đã được phê duyệt trên thế giới đều được đánh già là hiệu quả.

Các loại vắc xin Covid-19 trên thế giới được sản xuất theo công nghệ nào?

Và quan điểm của ông Mike Duggan thị trưởng thành phố Detroit cũng đã thay đổi.
“Thật vui khi thành phố Detroit hiện nay đã có cả 3 loại vắc xin hiệu quả cao - điều có thể giúp sống cứu nhiều người. Dữ liệu từ các cuộc thử nghiệm rất rõ ràng. Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm, CDC và bác sĩ Anthony Fauci đều khẳng định rằng vắc xin của Moderna, Pfizer và Johnson&Johnson đều có hiệu quả cao đối với vấn đề mà chúng ta chú trọng nhất là hạn chế ca bệnh phải nhập viện và tử vong” - Ông Mike Duggan viết trên Facebook.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.