Tự động phát
2 tàu tuần tra này sẽ đóng vai trò “tai mắt" của Anh từ ngoài khơi phía tây châu Phi đến ngoài khơi phía tây Mỹ.
Chỉ huy tàu HMS Spey nhấn mạnh: “⅔ thế giới sẽ là sân chơi của chúng tôi". Tàu HMS Spey, nặng 2.000 tấn, thực hiện nhiệm vụ cùng tàu HMS Tamar và 2 con tàu sẽ không quay lại cảng Portsmouth cho đến năm 2026.
Trong thời gian triển khai, 2 tàu tuần tra Anh sẽ đến Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, đi đến phía bắc Biển Bering và vùng biển phía nam New Zealand lẫn bang Tasmania của Úc.
Trọng tâm của khu vực này chính là Trung Quốc. Căng thẳng giữa quốc gia này và Mỹ, đồng minh hàng đầu của Anh ngày càng tăng.
|
Tuyên bố của Bộ Quốc phòng Anh nhấn mạnh 2 tàu tuần tra sẽ “phối hợp cùng các đồng minh Anh, tiến hành các chuyến tuần tra an ninh để đối phó với nạn buôn bán ma túy, buôn người, khủng bố và các hoạt động bất hợp pháp khác".
Ngoài ra, 2 tàu tuần tra Anh sẽ tham gia tập trận với hải quân và lực lượng vũ trang của nhiều quốc gia khác.
Hai tàu này sẽ đến Thái Bình Dương sau đợt triển khai của nhóm tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth.
Nhóm tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đang trong đợt triển khai kéo dài 7 tháng tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và đã ghé thăm Nhật Bản nhằm thể hiện cam kết ngày càng gia tăng của Anh đối với an ninh tại khu vực.
Hồi cuối tháng 8, nhóm tác chiến HMS Queen Elizabeth tập trận chung với Hà Lan, Mỹ và Nhật Bản tại Thái Bình Dương.
“Global Britain" - “Anh toàn cầu" là chiến lược hậu Brexit của Anh để mở rộng ảnh hưởng trong nhiều lĩnh vực, như an ninh. Hồi tháng 3.2021, Anh đã công bố bản đánh giá toàn diện về chính sách quân sự và ngoại giao, trong đó Anh xác nhận chú ý sẽ đổ dồn vào khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong thập kỷ tới và cảnh báo các thách thức từ Trung Quốc.
Bình luận (0)