Tự động phát
Theo nghiên cứu, tình trạng thiếu thịt heo đã buộc người Trung Quốc phải chuyển sang ăn thịt các loài động vật khác.
Các nhà nghiên cứu cho rằng dịch tả lợn bùng phát ở Trung Quốc 2 năm trước đã làm số lượng heo ở Trung Quốc giảm khoảng 40-60%, gây ra tình trạng thiếu thịt heo nghiêm trọng, khiến nhu cầu các loại thịt khác, trong đó có động vật hoang dã gia tăng.
“Nếu nhiều động vật hoang dã gia nhập chuỗi thức ăn của con người, qua việc săn bắt cá nhân hoặc đến chợ và mua, nếu tình trạng đó gia tăng, nó có thể tăng nguy cơ virus SARS-CoV-2 gây Covid-19 thâm nhập vào con người”, theo giáo sư David Robertson (Đại học Glasgow).
|
Ông Robertson nhấn mạnh giả thuyết dịch tả lợn châu Phi gây ra khủng hoảng Covid-19 cần được “xem xét”.
Thịt heo là nguồn đạm chính ở Trung Quốc. Quốc gia này cũng sản xuất 50% lượng thịt heo toàn cầu, tương đương với khoảng 55 triệu tấn thịt heo mỗi năm, theo Guardian.
Mặc dù các ca Covid-19 đầu tiên được phát hiện ở Vũ Hán, có khả năng là đại dịch Covid-19 bắt nguồn từ một địa điểm khác.
Hiện có nhiều giả thuyết về thời gian và địa điểm Covid-19 khởi nguồn, trong đó nổi trội nhất là giả thuyết về Viện Virus học Vũ Hán. Các nhà khoa học thuộc viện này chuyên nghiên cứu về các virus có nguồn gốc từ dơi.
|
Đội ngũ chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng điều tra khả năng virus gây Covid-19 bắt nguồn từ chợ Hoa Nam (Vũ Hán), chuyên bán hải sản và động vật hoang dã.
⅔ trong số 41 ca Covid-19 đầu tiên ở chợ Hoa Nam (Vũ Hán) là chủ quầy, nhân viên và khách hàng thường xuyên ghé chợ. Ngoài ra, còn có giả thuyết về việc virus gây Covid-19 có thể lây lan qua thịt bò Úc đông lạnh.
Tuy nhiên, đội ngũ chuyên gia WHO đã bác bỏ các giả thuyết trên và khẳng định quá trình tìm ra vật chứa virus gây Covid-19 ban đầu có thể kéo dài vài tháng, thậm chí vài năm.
Bình luận (0)