Tự động phát
Bình Nhưỡng đã liên tục từ chối nhận vắc xin Covid-19 và viện trợ từ nhiều quốc gia. Thay vào đó, Triều Tiên tiến hành phong tỏa biên giới để phòng chống Covid-19, nhưng điều này đã ảnh hưởng đến giao thương với Trung Quốc. Bình Nhưỡng mua thực phẩm, phân bón và nhiên liệu từ Bắc Kinh.
Hồi tháng 6.2021, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thừa nhận quốc gia này đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt thực phẩm, ông mô tả tình hình rất “căng thẳng".
Ông cũng kêu gọi người dân chuẩn bị cho “tình huống tồi tệ nhất từ trước đến nay". Nhiều ý kiến so sánh tình huống này có thể tương tự nạn đói chết người hồi những năm 1990 ở Triều Tiên. Các lệnh cấm vận quốc tế được cho là gây sức ép lên nguồn cung thực phẩm của Triều Tiên.
|
Ngày 7.7, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố Moscow đã nhiều lần đề nghị cung cấp vắc xin Covid-19 cho Bình Nhưỡng. Ông cũng lặp lại lời đề nghị cung cấp vắc xin nếu Triều Tiên cần.
Đến nay, Triều Tiên vẫn khẳng định không ghi nhận bất cứ ca Covid-19 nào dù tuyên bố này bị nhiều chuyên gia nghi ngờ.
Hồi tuần trước, Ri Pyong Chol, quan chức quân sự cấp cao của Triều Tiên đã bị sa thải vì một "sự cố nghiêm trọng" không xác định, được cho là có liên quan đến Covid-19.
Truyền thông Triều Tiên hồi tháng 6.2021 đưa tin Nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng chỉ trích các quan chức chính phủ vì sai phạm liên quan đến Covid-19. Đây là những dấu hiệu hiếm hoi về mức độ nghiêm trọng của đại dịch ở Triều Tiên.
Ngoài Nga, Trung Quốc và Hàn Quốc nằm trong số các quốc gia đã đề nghị cung cấp vắc xin Covid-19 cho Bình Nhưỡng.
Bình luận (0)