'Nguồn gốc hành tinh' theo khoang tàu thăm dò trở về trái đất

07/12/2020 19:35 GMT+7

Một khoang thiết bị chứa mẫu thí nghiệm đầu tiên từ một tiểu hành tinh của Nhật Bản mới đây đã hạ cánh xuống khu vực vùng hoang dã của Úc.

Những người thức dậy sớm tại vùng hoang dã nước Úc vào sáng sớm 6.12 có cơ hội tận mắt chứng kiến chuyến trở về của một tàu thăm dò không gian Nhật Bản có thể đang mang theo những bí mật về nguồn gốc các hành tinh.
Khoang chứa này đã rời trái đất 6 năm trước trên phi thuyền không người lái Hayabusa 2 của Nhật Bản đã hạ xuống nước Úc, mang theo những hạt bụi thu thập từ tiểu hành tinh Ryugu, và được Cơ quan Thám hiểm Vụ trũ Nhật Bản (JAXA) thu hồi.

Đây là lần đầu tiên thế giới có được lượng mẫu vật lớn lấy từ một tiểu hành tinh.

Reuters

Hiroshi Yamakawa, Giám đốc JAXA cho biết: “Tôi hy vọng việc phân tích các mẫu vật từ tiểu hành tinh Ryugu sẽ làm sáng tỏ cách hệ mặt trời được hình thành và cách nước được đưa đến trái đất”.
Các tiểu hành tinh được cho là đã hình thành vào thời gian đầu của hệ mặt trời. Các nhà khoa học cho biết mẫu vật có thể chứa chất hữu cơ góp phần tạo nên sự sống ở trái đất.
Theo ông Yamakawa, khoang chứa còn có thể chứa một ít hơi gas, sẽ được chiết xuất tại Úc. Hơi gas mắc kẹt trong các mẫu đá có thể tiết lộ thêm về những điều kiện phổ biến cách đây khoảng 4,6 tỉ năm.
Tàu vũ trụ Hayabusa 2 đi quanh tiểu hành tinh Ryugu trong vài tháng để lập bản đồ bề mặt của nó trước khi hạ cánh và sử dụng một lượng chất nổ nhỏ để kích nổ một miệng núi lửa và thu thập các mảnh vỡ. Sau khi thả khoang chứa hôm 6.12, con tàu đã thay đổi hướng đi và tiếp tục quay lại không gian.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.