Sâu 'xác sống' tỉnh dậy sau 24.000 vùi trong lớp băng vĩnh cửu

12/06/2021 08:24 GMT+7

“ Sâu xác sống ”, tức luân trùng, một sinh vật cực nhỏ đã sống lại và sinh sản vô tính sau khi nằm trong lớp băng vĩnh cửu ở đông bắc Siberia trong 24.000 năm.

“Sâu xác sống” là một con trùng siêu nhỏ, đã sống lại sau 24.000 năm nằm trong lớp băng vĩnh cửu ở Siberia và tự sinh sản đơn tính. Động vật cổ đại này được gọi là luân trùng bdelloid.
Đây là loài sinh vật đa bào không xương sống, chỉ có giống cái, nổi tiếng với khả năng chống lại tia phóng xạ và chịu được môi trường khắc nghiệt, không có thức ăn và ít oxy. Luân trùng được cho là sống tới 10 năm trong nhiệt độ đóng băng. Trường hợp này đã lập một kỷ lục mới.

Một loại luân trùng thuộc lớp bdelloid

Rkitko

Theo anh Stanislav Mamyavin, thành viên nhóm nghiên cứu, “sâu xác sống” và những sinh vật giống như chúng “tồn tại hàng nghìn năm không phải vì chúng phù hợp cho mục đích này. Việc này không cần thiết và vô nghĩa theo quan điểm sinh học. Chúng chỉ làm điều đó hàng năm, đôi khi vài lần trong năm khi môi trường của chúng đóng băng vào mùa đông.”
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.