Xem nhanh 20h ngày 27.6: Bộ GD-ĐT phản hồi thông tin 'trúng tủ' đề văn | Rủi ro chung cư 'bán lúa non'

Xem nhanh 20h ngày 27.6: Bộ GD-ĐT phản hồi thông tin 'trúng tủ' đề văn | Rủi ro chung cư 'bán lúa non'

27/06/2024 20:00 GMT+7

‘Xem nhanh 20h’ ngày 27.6 có nhiều tin tức đáng chú ý về: Bộ GD-ĐT lên tiếng về đề thi ngữ văn giống suy đoán trên mạng xã hội; Phân tích pháp lý vụ hàng trăm hộ dân chung cư nguy cơ mất nhà; NATO chính thức có lãnh đạo mới;...

Bản tin "Xem nhanh 20h" ngày 27.6 của Báo Thanh Niên có những thông tin đáng chú ý sau:

Bộ GD-ĐT lên tiếng về đề thi ngữ văn giống suy đoán trên mạng xã hội

Bộ GD-ĐT vừa có ý kiến xung quanh phản ánh về đề thi môn ngữ văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trùng với một số suy đoán trên mạng xã hội trước khi kỳ thi diễn ra.

Bộ GD-ĐT cho biết: sau khi tiếp nhận phản ánh liên quan đến đề thi môn ngữ văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trùng với một số suy đoán trên mạng xã hội trước khi kỳ thi diễn ra, Thường trực Ban Chỉ đạo cấp quốc gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã yêu cầu Hội đồng ra đề thi báo cáo.

Xem nhanh 20h ngày 27.6: Bộ GD-ĐT phản hồi thông tin 'trúng tủ' đề văn

Xem nhanh 20h ngày 27.6: Bộ GD-ĐT phản hồi thông tin 'trúng tủ' đề văn | Rủi ro chung cư 'bán lúa non'- Ảnh 1.

Nhiều thí sinh vui mừng cho biết đề thi môn ngữ văn "trúng tủ"

ĐÌNH HUY

Theo đó, đến thời điểm này, Ban Chỉ đạo cấp quốc gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 khẳng định: "Đề thi môn ngữ văn đã được bảo mật tuyệt đối.

Số lượng tác phẩm văn học trong chương trình hiện hành và phạm vi ra đề là có giới hạn. Do đó, việc suy đoán đúng tên tác phẩm, tác giả được sử dụng trong đề thi là ngẫu nhiên và có thể xảy ra.

Tuy nhiên, đề thi sử dụng toàn bộ tác phẩm hay một phần tác phẩm hoặc một phần cụ thể nào của tác phẩm cũng như yêu cầu (lệnh hỏi) đối với thí sinh là hoàn toàn khác biệt so với suy đoán trước đó".

Nhìn về vụ hàng trăm hộ dân chung cư nguy cơ mất nhà: "Bán lúa non" căn hộ là gì?

Thực tế có nhiều dự án, trước khi bán nhà cho khách hàng, chủ đầu tư đã cầm cố toàn bộ dự án cho ngân hàng (NH). Thay vì giải chấp mới bán cho khách hàng, chủ đầu tư không làm và đến nay cũng không trả nợ, dẫn đến việc NH siết nợ nhà của người dân. Thậm chí không ít cao ốc, chủ đầu tư khi đã bán nhà cho khách hàng rồi, tiếp tục đem căn nhà đó thế chấp NH vay tiền làm việc khác. Chỉ đến khi không trả được nợ, NH siết nhà để thu hồi nợ gốc và lãi thì cư dân mới ngã ngửa. Vì thế, sổ hồng cho từng căn hộ cũng không làm được.

Xem nhanh 20h ngày 27.6: Bộ GD-ĐT phản hồi thông tin 'trúng tủ' đề văn | Rủi ro chung cư 'bán lúa non'- Ảnh 2.

Một chung cư ở TP.HCM đem sổ hồng của người dân đi thế chấp ngân hàng

ĐÌNH SƠN

Một cư dân rơi vào tình trạng bỗng dưng bị siết nhà đặt câu hỏi: "Cá nhân vay tiền thì tài sản thế chấp bị NH kiểm tra rất kỹ từ tính pháp lý, giá trị, giấy tờ... Không hiểu vì sao các chủ đầu tư lại dễ dàng mang căn hộ đã bán đi vay mà vẫn lọt qua được hàng rào thủ tục NH?". Đây cũng là thắc mắc của rất nhiều người khi chứng kiến cảnh tréo ngoe nói trên.

Bản tin "Xem nhanh 20h" sẽ quay trở lại vào lúc 20 giờ tối mai với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác tại địa chỉ Thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.