Hà Nội – Đêm mất ngủ vì cô gái nhiễm Covid-19 trở về từ châu Âu - Video tư liệu |
![]() Phóng viên Mai Thanh Hải tại chốt chặn, phòng chống dịch Covid-19 tại Đồn biên phòng Tân Hà (Tây Ninh) Ảnh: Độc Lập |
Lên phương án tòa soạn “dã chiến”
Tốt so với chính mình chưa đủ
Đảm bảo an toàn cho bản thânXuyên suốt mùa tác nghiệp Covid-19, là PV mảng y tế, luôn đi hiện trường, chúng tôi vẫn phải đối diện với sự e dè của người xung quanh, đó cũng là điều hiển nhiên. Nhưng hơn ai hết, chúng tôi phải tự biết bảo vệ mình không chỉ với đồ bảo hộ, rửa tay bằng xà phòng, đó còn là ý thức tác nghiệp ở khu cách ly, không phải bất chấp để có hình ảnh, thông tin. Chúng tôi cho đến bây giờ hoàn thành nhiệm vụ được giao với hàng trăm tin bài, có nhiều thông tin hữu ích về dịch Covid-19 để cung cấp cho bạn đọc, nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho mình, cho gia đình và xã hội.
Duy Tính |
Cận cảnh máy ATM gạo đầu tiên ở Hà Nội giúp người nghèo trong đại dịch Covid-19 - Video tư liệu |
Ấm lòng ATM gạo![]() Thư ký tòa soạn Bùi Quang Duẩn Ảnh: Ngọc Thắng Là một thư ký tòa soạn, giữa lúc dịch bệnh diễn biến phức tạp, thì hàng phút, hàng giờ tôi tiếp nhận, biên tập và đăng tải các “bản tin nặng nề” về số ca nhiễm, phong tỏa khu phố có người mắc bệnh, người dân đổ xô đi mua khẩu trang, siêu thị... từ các PV liên tục đổ về. Bởi thế, nhiều không khỏi cảm thấy nặng nề, căng thẳng. Trong bối cảnh đó, ATM gạo đã làm ấm lòng người nghèo, người dân gặp khó khăn trong dịch bệnh nguy hiểm, làm ấm lòng những con dân nước Việt, khi tình người được lan tỏa. Tôi đã xúc động vô cùng khi được biên tập và nhấn nút đăng tin bài về những cây ATM gạo miễn phí, một sáng kiến tuyệt vời “Made in Việt Nam” được bạn bè năm châu thán phục, không ngớt lời ngợi ca và không ít nơi trên thế giới đã làm theo. Vui lắm, khi chúng tôi - những người làm báo - được làm cầu nối để lan tỏa những điều tử tế.
Quang Duẩn |
Xa vợ con 1 tháng vì 2 lần là F2![]() PV Lã Nghĩa Hiếu tác nghiệp tại khu vực Cửa khẩu quốc tế Móng Cái Quảng Ninh có đường biên giới trên bộ và trên biển dài hơn 100 km giáp Trung Quốc. Khi xảy ra đại dịch Covid-19, nơi đây được xem là địa bàn điểm nóng, nhạy cảm về dịch bệnh nguy hiểm này. Đầu tháng 3, khi tôi đến tác nghiệp tại khu cách ly tập trung Centre Way (P.Bình Ngọc, TP.Móng Cái, Quảng Ninh), nơi luôn có hơn 200 người đến từ vùng dịch tại Trung Quốc thực hiện cách ly 14 ngày sau khi nhập cảnh vào Việt Nam qua Cửa khẩu quốc tế Móng Cái. Trước khi rời đi, tôi được bác sĩ thông báo mình thuộc diện F2 và phải hạn chế tiếp xúc với người khác. Rời Móng Cái, tôi gọi điện thông báo ngay cho gia đình để vợ con kịp thời sơ tán sang nhà ông bà nội tránh tiếp xúc, phòng ngừa dịch. Lúc tự cách ly ở nhà, tôi cũng gần như sinh hoạt riêng biệt.
Đầu tháng 4, tôi đến khu cách ly tập trung tại Trường quân sự tỉnh Quảng Ninh. Sau khi phỏng vấn 2 nữ du học sinh trở về từ tâm dịch Daegu (Hàn Quốc), tôi một lần nữa trở thành F2. Lần này thì có phần căng thẳng hơn, vì khi ấy Daegu là tâm dịch của thế giới. Lại thêm 2 tuần nữa tự cách ly, cuộc sống có chút xáo trộn, nhưng sau đó có thể thở phào khi đã hoàn toàn an toàn trước dịch bệnh nguy hiểm này. Lã Nghĩa Hiếu
|
Những khoảng lặng trong mùa chống dịch![]() PV Liên Châu ở xã Sơn Lôi, H.Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) ngày 15.2, là thời điểm bắt đầu cách ly y tế tâm dịch Sơn Lôi Ảnh: Thúy Anh Đồng hành cùng các cán bộ y tế trong những ngày cao điểm chống dịch Covid-19, PV Thanh Niên đã gặp những cán bộ y tế xã, phường, các cộng tác viên tại các khu dân cư “trực chiến” chống dịch. Họ chia ca kíp 24/7, tham gia phản ứng nhanh để kịp thời nắm bắt thông tin, hướng dẫn người dân phòng bệnh, hướng dẫn người dân cách ly y tế an toàn tại gia đình. Bất kể giờ nào, ngay khi có thông tin tại địa bàn mình phụ trách, họ xuất hiện nhanh chóng kịp thời. Các bác sĩ của Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có những ngày dài xa nhà, cùng cán bộ y tế và người dân địa phương chống dịch trong những ngày cách ly “điểm nóng” Sơn Lôi (H.Bình Xuyên, Vĩnh Phúc). Hỗ trợ cực kỳ hiệu quả chống dịch còn là đội truy vết những người tiếp xúc ca bệnh. Công việc tưởng như tìm kim đáy bể vì hàng trăm người đã tỏa đi khắp nơi sau 2 - 3 ngày từng tiếp xúc, từng cùng chuyến bay với ca bệnh.
Được sống cùng với những cán bộ “cộng đồng” chống dịch những ngày qua, những bác sĩ tuyến đầu thầm lặng, nghề báo đã giúp chúng tôi nhận ra những khoảng lặng vô cùng đáng trân trọng.
Liên Châu |
3 lý do khiến tôi là “fan” của Thanh Niên![]() Cá nhân tôi theo dõi tương đối kỹ nội dung và cách đưa tin đại dịch Covid-19 của truyền thông tại Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn khoảng hơn 1 tháng (giữa tháng 2 tới giữa tháng 3), khi tôi cũng về nước để đưa tin dịch.
Nhìn chung, truyền thông tại Việt Nam đưa tin nhanh và khá đầy đủ về diễn biến dịch bệnh trong nước, khu vực và thế giới. Ngoài các bài viết, phóng sự ảnh, video clip, tôi đã trực tiếp xem những phóng sự truyền hình làm công phu, nội dung khá phong phú với khách mời có trình độ và chuyên môn. Nhiều PV tại Việt Nam rất năng động và một số thậm chí dũng cảm tiếp cận những khu vực “có rủi ro” để đưa tin. Tất nhiên, không thể nói truyền thông Việt Nam không có nhược điểm, như việc quá tập trung vào chi tiết của từng bệnh nhân như tuổi tác, giới tính, hoàn cảnh mắc bệnh...
Báo Thanh Niên điện tử là một trong một vài kênh thông tin tôi thường xuyên theo dõi, kể cả trước khi có chuyến đi về Hà Nội đưa tin dịch Covid-19. Có 3 lý do chính khiến tôi là “fan” của báo này. Thứ nhất, nội dung của báo đặt ưu tiên cao cho các tin thời sự quan trọng ở trang nhất, trong khi vẫn đảm bảo được những tin liên quan khác như kinh tế, giáo dục... trong dịch Covid-19. Thứ hai, mặc dù Thanh Niên đôi khi không phải là báo đưa tin sớm nhất, nhưng tôi có cảm giác rằng đội ngũ PV “tuyến đầu” của báo này thực hiện kiểm chứng tin khá nhanh và chính xác. Do đó, khi phải trích dẫn lại để đưa tin hoặc bình luận từ Thanh Niên, thì cá nhân tôi khá yên tâm. Thứ ba, đối với một số phóng sự mang tính chất phân tích hoặc điều tra sâu, nhiều bài của Thanh Niên thể hiện PV có đầu tư công sức và thời gian.
Trong khi Thanh Niên đang có những cải thiện về đưa tin trên mạng xã hội thì tin ở dạng “news feed” đến với độc giả chưa mạnh và chưa được chia sẻ nhiều. Với sự thay đổi thói quen tiếp cận tin của thế giới nói chung và bạn đọc tại Việt Nam nói riêng, có những bài của báo này có nội dung tốt có thể không đến được với độc giả. Và tất nhiên, báo chí thế giới đã có những bước tiến dài trong cách thức và chất lượng thông tin, không chỉ đơn thuần là “đưa tin” nữa. Đó là con đường mà những tờ báo hàng đầu như Thanh Niên nên hướng tới.
Nguyễn Hoàng (Phóng viên BBC News tiếng Việt, London)
|
Bình luận (0)