Bản tin Covid-19 mùng 3 Tết: Cả nước thêm 8.601 ca mới | Dịch bệnh có xu hướng “giảm nhiệt”
Bản tin Covid-19 ngày 3.2 của Báo Thanh Niên được phát tại địa chỉ Thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên. Bản tin sẽ cập nhật các tin tức về dịch Covid-19 cùng công tác phòng chống dịch của các địa phương trong nước cũng như diễn biến dịch bệnh trên thế giới .
Tự động phát
Bản tin Covid-19 mùng 3 Tết (tức ngày 3.2.2022) của Báo Thanh Niên có những thông tin đáng chú ý sau:
Số ca nhiễm ghi nhận ngày mùng 3 tết giảm mạnh
Bản tin Bộ Y tế ngày 3.2.2022 (tức mùng 3 Tết Nhâm Dần) cho biết tính từ 16h ngày 2.2 đến 16h ngày 3.2, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 8.601 ca nhiễm mới, 25.094 ca khỏi bệnh.
Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 192 ca mắc Covid-19 do biến thể Omicron.
Bản tin cũng thông báo về 286 ca tử vong nâng tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay lên 38.063 ca.
Ngày 3.2: Cả nước 8.601 ca Covid-19, 25.094 ca khỏi | Hà Nội 2.738 ca | TP.HCM 129 ca |
Thông tin về 8.601 ca nhiễm mới như sau:
- 26 ca nhập cảnh
- 8.575 ca ghi nhận trong nước (giảm 145 ca so với ngày trước đó) tại 57 tỉnh, thành phố (có 5.002 ca trong cộng đồng). Gồm: Hà Nội (2.738), Thanh Hóa (463), Quảng Nam (356), Hải Dương (326), Phú Thọ (275), Vĩnh Phúc (257), Đắk Lắk (254), Bình Định (230), Hòa Bình (212), Lâm Đồng (208), Thái Bình (202), Hưng Yên (184), Nghệ An (179), Nam Định (160), Hải Phòng (154), Bắc Ninh (144), Bình Phước (137), Hà Nam (137), Bắc Giang (136), TP.HCM (129), Lạng Sơn (114), Lào Cai (103), Yên Bái (102), Thừa Thiên-Huế (99), Quảng Ninh (90), Thái Nguyên (86), Quảng Bình (79), Hà Giang (78), Cà Mau (70), Khánh Hòa (69), Bến Tre (62), Sơn La (62), Tây Ninh (57), Quảng Ngãi (56), Điện Biên (55), Ninh Bình (51), Tuyên Quang (50), Gia Lai (45), Quảng Trị (39), Bình Thuận (27), Cao Bằng (27), Kon Tum (25), Trà Vinh (25), Vĩnh Long (25), Hậu Giang (24), Kiên Giang (23), Phú Yên (23), Bạc Liêu (23), Bà Rịa - Vũng Tàu (20), Đắk Nông (18), Bình Dương (17), Long An (15), Đồng Tháp (12), Lai Châu (8 ), Cần Thơ (7), Đồng Nai (6), Tiền Giang (2).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đà Nẵng (-778), Gia Lai (-155), Hải Phòng (-129).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Quảng Nam (+254), Quảng Nam (+135), Lâm Đồng (+115).- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 12.085 ca/ngày.- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.304.095 ca nhiễm, đứng thứ 31/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 23.345 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ tư (từ ngày 27.4.2021 đến nay):
- Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.297.016 ca, trong đó có 2.091.130 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
- Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (514.324), Bình Dương (292.944), Hà Nội (139.677), Đồng Nai (99.917), Tây Ninh (88.405).
Theo số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hằng ngày trên Hệ thống quản lý Covid-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 25.094 ca
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.093.947 ca
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.889 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 1.977 ca
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 408 ca
- Thở máy không xâm lấn: 94 ca
- Thở máy xâm lấn: 396 ca
- ECMO: 14 ca
Trong 3 ngày từ 17h30 ngày 31.1 đến 17h30 ngày 3.1 ghi nhận 286 ca tử vong tại: Hà Nội (55), Vĩnh Long (21), Bà Rịa - Vũng Tàu (18), Bắc Ninh (14), Bến Tre (14), Đồng Nai (13), Bình Định (12), TP.HCM (10), Bình Dương (9), Bình Phước (9), Khánh Hòa (9), Kiên Giang (7), Thừa Thiên Huế (7), Đồng Tháp (6), An Giang (5), Hậu Giang (5), Bạc Liêu (4), Bình Thuận (4), Cần Thơ (4), Hải Phòng (4), Lâm Đồng (4), Nghệ An (4), Ninh Bình (4), Quảng Ngãi (4), Sóc Trăng (4), Tây Ninh (4), Tiền Giang (4), Cà Mau (3), Đà Nẵng (3), Gia Lai (3), Cao Bằng (2), Hải Dương (2), Hòa Bình (2), Lạng Sơn (2), Phú Yên (2), Thanh Hóa (2), Bắc Kạn (1), Đắk Nông (1), Hà Giang (1), Quảng Bình (1), Quảng Nam (1), Thái Nguyên (1), Yên Bái (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 110 ca.
Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 38.063 ca, chiếm tỉ lệ 1,7% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Số lượng xét nghiệm từ 27.4.2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 32.249.254 mẫu tương đương 77.263.741 lượt người.
Trong ngày 2.2 có 77.258 liều vắc xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 181.659.091 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 79.080.702 liều, tiêm mũi 2 là 74.187.590 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 28.390.799 liều.
TP.HCM chỉ còn 8 ca Covid-19 cách ly tập trung
Theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM, trong ngày 2.2 TP.HCM có 148 ca mắc Covid-19 (F0) được xác định. Trong đó, 144 ca sàng lọc tại bệnh viện, 3 ca phát hiện tại cộng đồng do các trung tâm y tế lấy mẫu, 1 ca được lấy mẫu sau khi chuyển vào cơ sở cách ly tập trung quận, huyện và bệnh viện dã chiến.
Số ca nhiễm biến thể Omicron tại TP.HCM hiện là 120 ca, trong đó có 115 ca nhập cảnh và 5 ca cộng đồng.
TP.HCM chỉ còn 8 ca Covid-19 cách ly tập trung |
Như vậy, tổng ca cộng dồn (Bộ Y tế công bố) tại TP.HCM là 514.981 ca.
Trong ngày 2.2, TP.HCM có 35 ca mắc Covid-19 nhập viện tầng 2, tầng 3. Tổng số ca đang điều trị tại bệnh viện tầng 2, tầng 3 là 1.489 ca.
Trong đó, số ca tầng 3 là 279 ca, chiếm tỷ lệ 18,7% so với các ca nằm viện tầng 2, tầng 3.
Có 386 ca nặng hỗ trợ hô hấp, trong đó có 132 ca thở máy xâm lấn.
Nhiều bệnh nhân Covid-19 ăn tết tại bệnh viện, cách ly tập trung hoặc cách ly tại nhà |
KHÁNH TRẦN |
Ngày 2.2, TP.HCM chỉ còn 8 ca F0 đang cách ly tập trung và 2.209 ca đang cách ly tại nhà.
Như vậy, hiện tại TP.HCM đang cách ly, chăm sóc và điều trị tổng cộng 3.706 ca.
Trung tâm Đà Lạt kẹt cứng tối mùng 2 tết, quán ăn kín bàn
Từ 19 giờ, các ngả đường đổ về khu vực trung tâm Đà Lạt đã tấp nập người qua lại. Lượng phương tiện nối đuôi nhau di chuyển chậm chạp trên đường.
Không chỉ xảy ra ùn ứ cục bộ, một số vụ va chạm cũng xảy ra ngay ở khu vực vòng xoay trung tâm do lượng người đổ về quá đông. Cảnh sát giao thông căng mình làm việc.
Trung tâm Đà Lạt kẹt cứng tối mùng 2 tết, quán ăn kín bàn |
Chợ đêm Đà Lạt mới được hoạt động trở lại sau 7 tháng đóng cửa vì dịch Covid-19. Tối 2.2, du khách chen chân, nhích từng bước trong khu vực này.
Ngoài chợ đêm, khu vực hồ Xuân Hương, quảng trường Đà Lạt cũng chật kín người. Phía ngoài, dòng xe di chuyển khó khăn.
Nhiều khách du lịch chỉ dám đứng từ xa chụp hình chợ đêm Đà Lạt vì quá đông |
lê nam |
Để kiếm được quán ăn trong buổi tối mùng 2 tết tại Đà Lạt cũng không hề dễ dàng. Nhóm của Thảo Uyên (23 tuổi) gồm 4 người phải đi đến quán thứ tư mới có bàn ngồi. Hầu hết các quán đều không nhận khách mới nếu không đặt bàn trước. Dù phụ thu từ 20-30%, các quán ăn vẫn chật kín bàn.
Hầu hết các quán ăn trong thành phố đều không còn chỗ ngồi từ 19 giờ |
lê nam |
"Tụi em đi nhiều quán, đi khoảng 3 quán mà không có chỗ nào nhận hết, xong rồi hên quá tìm được một quán cuối cùng, cứ tưởng phải về ăn mì gói, mùng 2 phải ăn mì gói", Thảo Uyên nói.
Du khách vui chơi, đi dạo khu vực Hồ Xuân Hương |
lê nam |
Tết Nguyên đán năm nay ghi nhận lượng khách du lịch đổ về Đà Lạt tăng đột biến so với năm ngoái. Theo một số người dân địa phương, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, 3 ngày Tết âm lịch 2021, Đà Lạt khá vắng vẻ. Tuy nhiên, năm nay, lượng khách đã tăng mạnh trở lại.
Số vắc xin Covid-19 được phân bổ trên toàn thế giới vượt mốc 10 tỉ liều
Đến 17 giờ chiều 3.2 (theo giờ Việt Nam), theo cập nhật từ Đại học Johns Hopkins của Mỹ, toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng hơn 385.387.000 ca nhiễm Covid-19, hơn 5.702.000 ca tử vong và hơn 10.000.749.000 liều vắc xin Covid-19 đã được phân bổ.
- Với hơn 75.681.000 trường hợp mắc bệnh, Mỹ là quốc gia dẫn đầu thế giới về số ca nhiễm Covid-19. Mỹ cũng đã ghi nhận 894.316 bệnh nhân tử vong.
- Ấn Độ xếp thứ hai với hơn 41.803.000 ca nhiễm và 498.983 người tử vong vì Covid-19.
- Kế tiếp là Brazil với hơn 25.820.000 ca Covid-19 và 629.301 ca tử vong vì Covid-19.
- Pháp xếp ở vị trí thứ tư với hơn 19.999.000 ca nhiễm Covid-19 cùng 132.583 ca tử vong.
- Vương Quốc Anh xếp thứ năm với hơn 17.632.000 ca nhiễm và 157.938 ca tử vong.
Nên cách ly bao lâu để tránh lây Covid-19 cho người khác?
Ở Mỹ, chính phủ cho phép bệnh nhân Covid-19 dừng cách ly sau 5 ngày mà không cần phải xét nghiệm lại. Trong khi đó, người Anh chỉ có thể ra ngoài khi có kết quả âm tính và không sốt. Nếu không xét nghiệm, bệnh nhân phải đợi hết 10 ngày.
Đây là vấn đề khiến các chính phủ nhức đầu, vì phải cân bằng giữa việc hạn chế dịch bệnh lây lan và không để hoạt động kinh tế ngưng trệ.
Nên cách ly bao lâu để tránh lây Covid-19 cho người khác? |
Chuyên gia Anthony Fauci, Cố vấn y tế trưởng của Tổng thống Mỹ Joe Biden, hôm 28.12 đã đưa ra hướng dẫn cách ly nhằm giúp "người dân được làm việc trở lại".
Tuy nhiên, cho phép ngừng cách ly quá sớm có nguy cơ vô tình khiến virus lây lan tại nơi làm việc và trường học, đặc biệt là nếu người mắc Covid-19 chưa xét nghiệm trước khi ngừng cách ly.
Một người dân ở New York lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 |
reuters |
Theo ước tính của Cơ quan An ninh và Y tế Anh (UKHSA) dựa trên dữ liệu thu thập được:
- Sau 5 ngày kể từ khi bắt đầu có triệu chứng hoặc xét nghiệm dương tính: 31% số người nhiễm Covid-19 vẫn còn khả năng lây nhiễm; nếu tiếp tục có xét nghiệm nhanh âm tính vào ngày thứ 5 và thứ 6 thì 7% còn khả năng lây bệnh.
- 7 ngày kể từ khi bắt đầu có triệu chứng hoặc xét nghiệm dương tính: còn 16% có nguy cơ lây bệnh.
- 10 ngày kể từ khi bắt đầu có triệu chứng hoặc xét nghiệm dương tính: còn 5% có nguy cơ lây bệnh.
- 14 ngày kể từ khi bắt đầu có triệu chứng hoặc xét nghiệm dương tính: còn 1% có nguy cơ lây bệnh.
Ông Gary McLean, giáo sư miễn dịch học phân tử tại Đại học London Metropolitan, cho biết những bệnh nhân Covid-19 "có khả năng lây bệnh" từ 2 ngày trước khi có triệu chứng và đến 10 ngày sau đó.
Ông cho biết khả năng miễn dịch của mỗi người, cũng như lượng virus đã nhiễm vào người đó có thể quyết định khoảng thời gian mà bệnh nhân có thể lây cho người khác.
Riêng về Omicron, một nghiên cứu ở Nhật Bản trên 21 người nhập viện sau khi nhiễm biến thể này cho thấy mức độ virus có thể lây nhiễm lên cao nhất trong khoảng 3-6 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng, và mất đi sau 10 ngày.
Một số nghiên cứu ban đầu ở Mỹ cho thấy Delta và Omicron có thời gian nhiễm khoảng 10 ngày, và người nhiễm Omicron có mức độ virus đỉnh thấp hơn.
Còn rất nhiều thông tin đáng chú ý khác liên quan đến tình hình dịch Covid-19 trong nước và trên thế giới có trong Bản tin Covid-19 ngày 3.2 của Báo Thanh Niên.
Bình luận (0)