Bản tin tình hình Covid-19 hôm nay 7.10: Các điểm nóng chuyển mình sang 'bình thường mới'

07/10/2021 19:00 GMT+7

Bản tin tình hình Covid-19 hôm nay của Báo Thanh Niên trực tiếp lúc 20 giờ ngày 7.10.2021 tại địa chỉ thanhnien.vn, YouTube, Facebook của Báo Thanh Niên, trang Báo Thanh Niên trên 2 mạng xã hội Lotus và TikTok.

Bản tin tình hình Covid-19 hôm nay 7.10 của Báo Thanh Niên gồm có những nội dung sau:

Current Time0:00
/
Duration0:00
Bản tin Covid-19 ngày 7.10: Nhiều điểm nóng dịch bệnh dần "mở cửa"

Cả nước ghi nhận 4.150 ca Covid-19 mới, 1.402 ca khỏi bệnh

Bản tin Bộ Y tế tối 7.10 cho biết tính từ 17 giờ ngày 6.10 đến 17 giờ ngày 7.10, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 4.150 ca nhiễm mới, 1.402 ca khỏi bệnh.

Trong ngày, cả nước ghi nhận 120 ca tử vong tại 8 tỉnh, thành phố và bổ sung 5 ca tử vong tại Ninh Thuận trong thời gian trước đó; nâng tổng số ca tử vong lên 20.223 ca.

Current Time0:00
/
Duration0:00

0:00
Ngày 7.10: Cả nước 4.150 ca Covid-19, 1.402 ca khỏi | TP.HCM 1.730 ca

Thông tin về 4.150 ca nhiễm mới được công bố trong ngày 7.10 như sau:

  • 3 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh
  • 4.147 ca ghi nhận trong nước (giảm 209 ca so với ngày trước đó) tại 43 tỉnh, thành phố (có 1.986 ca trong cộng đồng). Gồm: TP.HCM (1.730), Bình Dương (840), Đồng Nai (589), An Giang (186), Tây Ninh (84), Long An (84), Kiên Giang (83), Tiền Giang (56), Khánh Hòa (51), Đồng Tháp (45), Đắk Lắk (36), Cà Mau (36), Bình Thuận (32), Cần Thơ (30), Hậu Giang (30), Hà Nam (24), Quảng Trị (22), Bạc Liêu (22), Trà Vinh (21), Bà Rịa - Vũng Tàu (19), Đắk Nông (14), Quảng Bình (13), Quảng Ngãi (13), Gia Lai (13), Ninh Thuận (11), Vĩnh Long (10), Bến Tre (10), Kon Tum (9), Thanh Hóa (5), Hà Tĩnh (4), Quảng Nam (4), Nam Định (4), Yên Bái (3), Hà Nội (3), Bình Phước (2), Bình Định (2), Phú Yên (1), Đà Nẵng (1), Nghệ An (1), Bắc Ninh (1), Vĩnh Phúc (1), Phú Thọ (1), Bắc Giang (1).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: TP.HCM (giảm 230), Trà Vinh (giảm 31), Bình Thuận (giảm 28).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Đồng Nai (tăng 55), Tây Ninh (tăng 43), Hậu Giang (tăng 30).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 5.147 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 826.837 ca nhiễm, đứng thứ 43/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 155/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 8.399 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ tư (từ ngày 27.4.2021 đến nay):

  • Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 822.238 ca, trong đó có 753.309 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
  • Có 10/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Phòng, Thái Bình, Lào Cai.
  • Có 9 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Phú Thọ, Ninh Bình, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Sơn La, Yên Bái.
  • Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (405.184), Bình Dương (219.652), Đồng Nai (53.140), Long An (33.099), Tiền Giang (14.359).

Theo số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý Covid-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế:

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.605 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 3.769

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 911

- Thở máy không xâm lấn: 157

- Thở máy xâm lấn: 745

- ECMO: 23

Current Time0:00
/
Duration0:00
Ngày 7.10: Thông báo 125 ca Covid-19 tử vong tại 9 tỉnh thành

Trong ngày, cả nước ghi nhận 120 ca tử vong tại 8 tỉnh, thành phố. Gồm: TP.HCM (92), Bình Dương (19), Đồng Nai (3), Cần Thơ (2), Bến Tre (1), Tiền Giang (1),Đắk Nông (1), Long An (1).

Bản tin Bộ Y tế tối 7.10 cũng bổ sung 5 ca tử vong tại Ninh Thuận trong thời gian trước đó.

Như vậy, tổng số ca tử vong được công bố trong tối 7.10 là 125 ca. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 131 ca.

Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 20.223 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm.

So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 135/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 30/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong 24 giờ qua, cả nước đã thực hiện 127.420 xét nghiệm cho 187.746 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27.4.2021 đến nay đã thực hiện 19.625.575 mẫu cho 55.108.805 lượt người.

Trong ngày 6.10 có 1.086.638 liều vắc xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 49.254.925 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 36.448.527 liều, tiêm mũi 2 là 12.806.398 liều.

Việt Nam tiêm chủng chạm mốc 50 triệu liều vắc xin Covid-19

Thông tin trên cổng tiêm chủng vắc xin Covid-19 cho biết đến 11h ngày 7.10, Việt Nam đã tiêm chủng được 49.967.935 liều vắc xin Covid-19. Riêng ngày 6.10 cả nước tiêm 1.167.626 liều vắc xin.

Theo Bộ Y tế, đến ngày 5.10, tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vắc xin cho dân số từ 18 tuổi trở lên của khu vực miền Bắc là 45,8%; miền Trung là 42,6%; Tây Nguyên là 15,4% và miền Nam là 59,2%.

- Hà Nội, Quảng Ninh, Khánh Hòa, TP.HCM, Long An, Bình Dương là 6 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 mũi vắc xin cho trên 90% dân số từ 18 tuổi trở lên

- 3 địa phương có tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 mũi vắc xin cho từ 80-90% dân số từ 18 tuổi trở lên là Lạng Sơn, Đà Nẵng, Đồng Nai.

- Hà Nam, Bắc Ninh, Yên Bái, Phú Yên là 4 tỉnh có tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 mũi vắc xin cho từ 50 - 70% dân số từ 18 tuổi trở lên.

- 12 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 mũi vắc xin cho từ 30 - 50% dân số từ 18 tuổi trở lên là Hải Phòng, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Điện Biên, Ninh Thuận, Tiền Giang, Tây Ninh, Cần Thơ, Đồng Tháp.

- 38/63 tỉnh, thành phố còn lại có tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 mũi vắc xin cho từ 10-30% dân số từ 18 tuổi trở lên.

Current Time0:00
/
Duration0:00
Việt Nam tiêm chủng chạm mốc 50 triệu liều vắc xin Covid-19

Liên quan đến công tác tiêm chủng vắc xin Covid-19, ngày 6.10, Bộ Y tế đã có văn bản gửi các địa phương cho biết dự kiến thời gian tới Bộ Y tế sẽ tiếp nhận số lượng vắc xin nhiều hơn trước, do đó để chủ động sẵn sàng cho việc tiếp nhận, bảo quản và triển khai tiêm vắc xin nhanh chóng, an toàn và hiệu quả, tránh lãng phí theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Bộ Y tế đề nghị UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan tiếp tục hoàn thiện, chuẩn bị sẵn sàng hệ thống trang thiết bị, dây chuyền lạnh tại các tuyến để đảm bảo việc tiếp nhận, bảo quản các loại vắc xin Covid-19;

Các địa phương tổ chức tiếp nhận và triển khai tiêm chủng vắc xin ngay sau khi được phân bổ, đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm chủng vắc xin Covid-19 cho các đối tượng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế; Tăng độ bao phủ mũi 1 và tiêm mũi 2 cho những đối tượng đã tiêm mũi 1 đủ thời gian theo quy định, đảm bảo an toàn và hiệu quả;

Các địa phương coi công tác tiêm chủng là nhiệm vụ trọng tâm và quan trọng trong thời gian tới, sử dụng tối đa số vắc xin được cấp, không để lãng phí vắc xin và đảm bảo tỉ lệ bao phủ tiêm chủng; Chuẩn bị sẵn sàng triển khai tiêm chủng cho các đối tượng khác khi có hướng dẫn của Bộ Y tế.

Thông tin về việc lượng vắc xin phòng Covid-19 sẽ về trong thời gian tới, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết từ nay đến hết năm 2021 và nửa đầu năm 2022 sẽ tiếp cận khoảng 150 triệu liều.

Từ nay đến cuối năm dự kiến sẽ về khoảng 55 triệu liều vắc xin. Bộ Y tế đã có kế hoạch phân bổ theo từng tuần, từng tháng cho các địa phương theo quy định.

Sớm triển khai tiêm 740.000 liều vắc xin Covid-19 Sputnik V

Vabiotech đã hỗ trợ các địa phương tiếp nhận đăng ký tiêm chủng trên phần mềm tiêm chủng; cử các y bác sĩ có kinh nghiệm xuống hỗ trợ kỹ thuật tại điểm tiêm; đảm bảo các điều kiện vận chuyển và bảo quản vắc xin theo đúng các yêu cầu.

Current Time0:00
/
Duration0:00
Sớm triển khai tiêm 740.000 liều vắc xin Covid-19 Sputnik V

Theo ông Đạt, lô vắc xin trên gần 740.000 liều có hạn sử dụng đến hết 30.10.2021, được nhập khẩu với sự chấp thuận, cấp phép của Bộ Y tế. Hầu hết các vắc xin Covid-19 đều có thời hạn sử dụng ngắn (6 tháng) và còn cần thời gian làm thủ tục, vận chuyển. Do đó, trong nước, việc phân bổ, sử dụng đều phải được lên kế hoạch, đảm bảo sử dụng an toàn, hiệu quả.

Vabiotech đã có cam kết cung cấp đúng thời hạn và đủ số lượng loại vắc xin Sputnik V cho liều nhắc lại. Mũi tiêm thứ 2 cách mũi tiêm đầu tiên 21 ngày.

Vắc xin Sputnik V là một trong 8 vắc xin Covid-19 đã được Bộ Y tế cấp phép cho phòng chống dịch khẩn cấp tại Việt Nam.

Đồng Nai đã mượn được 450.000 kim tiêm để tiêm vắc xin Covid-19

Sáng 7.10, bác sĩ Phan Huy Anh Vũ, Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai cho biết tình trạng thiếu kim tiêm đã được giải quyết. Cụ thể, trong ngày hôm qua Đồng Nai đã mượn được 450.000 cái. Ngoài ra 750.000 kim tiêm do Bộ Y tế phân bổ cho Đồng Nai cũng đang trên đường về Đồng Nai, dự kiến thứ 7 sẽ tới.

“Chúng tôi đã yêu cầu các địa phương trong ngày hôm nay nhận kim tiêm để tiêm cho kịp tiến độ”, bác sĩ Vũ nói.

Current Time0:00
/
Duration0:00

0:00
Đồng Nai đã mượn được 450.000 kim tiêm, đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin Covid-19

Trong ngày 6.10, toàn tỉnh Đồng Nai đã tiêm được con số kỷ lục, đạt 163.347 liều vắc xin Covid-19 trong một ngày.

Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai Phan Huy Anh Vũ thông tin tại cuộc họp

LÊ LÂM

Theo báo cáo của Sở Y tế Đồng Nai, đến nay toàn tỉnh đã tiêm được gần 2,4 triệu liều vắc xin Covid-19, trong đó tiêm mũi 1 là trên 2,1 triệu liều (chiếm 95,77% người trên 18 tuổi toàn tỉnh). Trong vài ngày tới, Đồng Nai sẽ phủ mũi 1 cho toàn bộ người dân trên 18 tuổi trong toàn tỉnh.

Hiện tại, Sở Y tế Đồng Nai đang đề nghị Bộ Y tế cấp thêm 1,3 triệu liều AstraZeneca, 275.000 liều Pfizer cùng số lượng kim tiêm tương ứng, cộng với số vắc xin đang có, Đồng Nai sẽ đủ lượng vắc xin phủ 2 mũi vắc xin Covid-19 cho toàn dân Đồng Nai trên 18 tuổi.

Cứu sống cô gái mắc Covid-19 nguy kịch bị ho ra máu

Ngày 7.10.2021, thông tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị thành công cho bệnh nhân mắc Covid-19 trong tình trạng ho ra máu nặng bằng kỹ thuật nút mạch.

Bệnh nhân là một cô gái 26 tuổi mắc Covid-19 trong tình trạng nguy kịch được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM đầu tháng 8. Bệnh nhân phải thở máy kéo dài 51 ngày, can thiệp ECMO 38 ngày.

Tuy nhiên, tình trạng ho ra máu qua mở khí quản vẫn diễn ra liên tục. Kết quả nội soi phế quản cho thấy, máu chảy từ phân thùy S6 phổi bên phải. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ đánh giá tình trạng ho ra máu không đáp ứng điều trị nội khoa và nguy cơ tử vong phẫu thuật là rất cao.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM ngay lập tức đã hội chẩn với Bệnh viện Chợ Rẫy để quyết định điều trị can thiệp nội mạch cho bệnh nhân.

Ngày 4.10, nữ bệnh nhân được chuyển đến khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Chợ Rẫy. Lần đầu tiên can thiệp nút mạch cấp cứu trên một bệnh nhân nhiễm Covid -19 nặng bị ho ra máu, ê kíp đã chuẩn bị đầy đủ các bước kiểm soát nhiễm khuẩn, đồ phòng hộ, đảm bảo an toàn, nhanh chóng tiến hành can thiệp cho bệnh nhân ngay khi vừa được chuyển đến.

Current Time0:00
/
Duration0:00
Cứu sống cô gái mắc Covid-19 nguy kịch bị ho ra máu

Sau khi can thiệp thành công, bệnh nhân không còn chảy máu, các chỉ số sinh hiệu ổn định, bệnh nhân đã được chuyển về lại Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM để tiếp tục điều trị Covid-19.

Đến ngày 6.10, bệnh nhân không còn ho ra máu, đã ngừng sử dụng thuốc an thần để bắt đầu hồi tỉnh

Theo PGS.TS. Lê Văn Phước, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Chợ Rẫy, sự phối hợp của các bác sĩ hai bệnh viện trong quá trình vận chuyển bệnh nhân, hồi sức trong can thiệp, điều trị sau can thiệp đối với bệnh nhân Covid rất nặng là yếu tố quan trọng góp phần mang lại kết quả tốt của thủ thuật, mang lại nhiều cơ hội được cứu sống cho bệnh nhân Covid-19 không may bị ho ra máu nặng.

4 tháng âm thầm làm đẹp cho thành phố của các công nhân công viên cây xanh

Sáng 6.10, khi trở lại công viên Lê Văn Tám (ở Q.1, TP.HCM), nhiều người không khỏi ngỡ ngàng vì cảnh quan sau 4 tháng giãn cách vẫn xanh mướt, sạch sẽ và gọn gàng.

Suốt thời gian qua, những công nhân công ty công viên cây xanh đã âm thầm lao động không ngừng nghỉ, vượt qua nhiều khó khăn trong ngày dịch để duy trì mảng xanh tốt tươi của thành phố.

Current Time0:00
/
Duration0:00
4 tháng âm thầm ‘làm đẹp’ cho thành phố của các công nhân công viên cây xanh

4 tháng giãn cách, ban giám đốc công ty công viên cây xanh tại công viên Lê Văn Tám cố gắng duy trì lượng quân số nhất định để làm việc. Nhiều người phải tạm xa gia đình để thực hiện "3 tại chỗ" ngay tại công viên và mới chỉ gặp lại người thân từ vài ngày qua.

Công việc nhiều vất vả nhưng các công nhân luôn cảm thấy vui vẻ, yêu nghề vì được làm đẹp cho mảng xanh của thành phố

lê nam

Chị Hoàng Nhung, 51 tuổi (sống ở Q.12, TP.HCM) từng làm ở xí nghiệp may 10 năm. Sau khi thất nghiệp, chị xin vào công ty công viên cây xanh thành phố làm cùng chồng. Chồng chị Nhung đến nay cũng đã có hơn 30 năm làm công việc này.

Gắn bó nhiều năm với nghề, chị Nhung dần cảm thấy thân quen rồi yêu nghề lúc nào không hay, dù công việc mỗi ngày không hề nhẹ nhàng.

Giống như vợ chồng chị Nhung, vợ chồng anh Đồng cũng phải tạm xa gia đình suốt những ngày dịch để ở lại công viên làm việc. Nhà ở xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, cách nơi làm hàng chục cây số, động lực để anh và vợ duy trì công việc này suốt gần 20 năm qua chính là thấy sự được hài lòng của người dân khi vào công viên tập luyện.

Các công nhân công viên cây xanh gắn bó hàng chục năm với nghề

lê nam

Mình cảm thấy tự hào về làm công việc cây xanh này. Mọi người dân vào đây được tập thể dục thoáng mát, ngắm cảnh quan cho anh em mình làm, tự nhiên những vất vả không còn nữa", anh Thế Minh (44 tuổi) chia sẻ.

Âm thầm lao động, cống hiến, những người công nhân dẫu nhiều vất vả vẫn luôn lạc quan, yêu nghề. Lắng nghe tâm tư và đời sống của công nhân, sáng 6.10, Trung tâm công tác xã hội công đoàn TP.HCM đã trao tặng 10 thùng sữa nguyên kem cho các công nhân đang làm việc tại các đơn vị thuộc Công ty công viên cây xanh TP.HCM.

Công nhân công viên cây xanh TP vui vẻ được khi được chăm lo đời sống

Lê nam

Trong dịp này, nhà tài trợ cũng trao tặng tổng cộng 100 thùng sữa với tổng khối lượng lên đến 2.200 lít sữa cho Trung tâm công tác xã hội công đoàn TP để chăm lo cho công nhân lao động, người già neo đơn và trẻ em mồ côi, khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn.

Trước đó, thông qua kết nối từ Trung tâm công tác xã hội công đoàn TP.HCM, trong suốt 1 tuần từ ngày 18.8.2021 đến 24.8.2021, nhà tài trợ cũng đã tổ chức nấu tổng cộng 6.500 suất cơm và hamburger để phục vụ lực lượng tuyến đầu như y bác sỹ tại các bệnh viện dã chiến, các tình nguyện viên làm nhiệm vụ tại các chốt chặn, công nhân đang làm việc 3 tại chỗ ở các nhà máy, công nhân tại các khu cách ly trên địa bàn thành phố nhằm tiếp thêm nguồn dinh dưỡng để các lực lượng này có đủ sức khỏe chống dịch. Tổng giá trị các suất ăn trị giá hàng trăm triệu đồng.

Vợ chồng miền Tây U90 còng lưng nấu cơm miễn phí cho người Sài Gòn

Vợ chồng ông bà vốn là người ở huyện Ô Môn, Cần Thơ. 4 năm trước, bà My lên Sài Gòn chữa bệnh. Ở thành phố một thời gian, bà nảy ra ý định thuê mặt bằng để mở quán bánh xèo miền Tây, sau là bán đồ chay để đỡ phải xin tiền con cái. Thấy vợ bận rộn với công việc mới ở tuổi xế chiều, vài tháng sau, ông Hồng cũng khăn gói đồ đạc lên Sài Gòn sống cùng vợ.

Current Time0:00
/
Duration0:00
Vợ chồng miền Tây U90 còng lưng nấu cơm miễn phí cho người Sài Gòn

Trong những ngày giãn cách xã hội, người dân hạn chế ra đường, ông bà vẫn nấu vài chục suất cơm để trước cửa để cho bà con xung quanh gặp khó dùng bữa.

Bếp của bà My đỏ lửa nhiều ngày qua để nấu cơm chay miễn phí cho người khó khăn

lê nam

Nhiều ngày liên tục, đôi vợ chồng già phải ngồi đến chiều, có khi cơm canh đã nguội ngắt vẫn… ế. Mấy hôm sau, cứ quá bữa trưa là bà My nhờ người quen trong xóm chở cơm mang đi tặng ở những con hẻm có nhiều người lao động nghèo.

Vài hôm trước, có người đi ngang hỏi thăm ông bà tặng cơm sao ‘ế’ quá vậy? Ở ngoài kia có nhiều shipper không có cơm ăn vì quán xá đóng cửa hết. Nghe thế, bà My nhờ vả anh thanh niên đăng lên Facebook để những người cần họ biết mà tới lấy

Nhiều người thấy việc làm của hai ông bà ý nghĩa cũng ngỏ ý xin được đến phụ giúp một phần cơm nước

lê nam

Sau khi câu chuyện được chia sẻ rộng khắp trên mạng xã hội, cơm chay miễn phí của hai ông bà hết từ sớm. Không còn phải ngồi mong từng người đến như trước, cơm canh cũng không lo bị nguội, ông Hồng mừng tủi đầy hạnh phúc.

"Ban đầu làm 100 hộp, bữa nay chen 50 hộp cũng ráng, chen chen lên hoài. Hôm qua 150 - 200 hộp cho chú gì đi Cần Thơ. Ở đây phần riêng, 40 - 50 hộp nữa", ông Hồng nói.

Các tình nguyện viên của Quận đoàn Bình Thạnh hàng ngày đến nấu cơm phụ hai ông bà

lê nam

Quận đoàn Bình Thạnh biết được câu chuyện của 2 cụ cũng cử các tình nguyện viên xuống phụ ông bà nấu nướng, mỗi ngày đều mang theo nhiều kg rau củ quả tươi; đồng thời tặng hàng nghìn hộp, đũa muỗng để ông bà sử dụng.

Cặp vợ chồng miền Tây lưng còng nấu cơm từ thiện suốt thời gian qua

lê nam

Hai ông bà có 5 người con, tất cả đều đang làm ăn xa. Thấy cha mẹ già yếu còn vất vả làm lụng, các con ngày nào cũng gọi điện hỏi thăm, mong đón ông bà về nhưng hai ông bà muốn ở lại để làm việc cho khỏe, ở quê cũng không có việc làm nên buồn chán.

Gắn bó với Sài Gòn vì những ngày đầu lên khám bệnh được cộng đồng giúp đỡ, ông Bà dần quen với cuộc sống nhộn nhịp tại đây. Nên dẫu có thức khuya dậy sớm làm việc, hai ông bà lúc nào cũng phơi phới yêu đời.

Còn rất nhiều tin tức, phóng sự đáng chú ý khác trong Bản tin tình hình Covid-19 hôm nay 7.10 lúc 20 giờ trên các nền tảng của Báo Thanh Niên.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.