Thường xuyên thấy cơ thể mệt mỏi, tinh thần sa sút, hay tranh luận cãi vã ở công ty và nhiều lúc lại dễ nóng giận, không giữ được sự nhẫn nại vốn có, chị Hạnh Trang, một nhân viên kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản tỏ ra rất lo lắng vì không biết mình đang… mắc phải chứng bệnh gì.
Cùng tâm trạng này, anh Nguyễn Kỳ Phong đang công tác trong một công ty điện máy cũng băn khoăn liệu mình có đang mắc bệnh gì không khi mà độ này anh thường hay quên, mệt mỏi, thèm ngủ vào buổi sáng, công việc “làm thì nhiều nhưng hiệu quả chẳng có bao nhiêu”.
Triệu chứng “bất thường” ở trên là do chúng ta đối mặt với áp lực, mệt mỏi vì công việc dẫn đến cơ thể bị “quá tải” gây nên tình trạng stress nặng.
|
Hiệu quả công việc giảm sút do stress
Khi có những báo động như vậy, bạn cần có chiến lược kịp thời để điều chỉnh. Stress thực ra có rất nhiều biểu hiện giúp ta có thể tự “chẩn đoán”.
Dấu hiệu xuất hiện sớm và dễ nhận biết nhất là căng thẳng, mệt mỏi, kế đến là suy nhược tinh thần và thể xác. Mất trạng thái cân bằng cơ thể và thường xuyên cáu giận, phản ứng tư duy chậm chạp, thiếu sự quyết đoán…
Nếu tình trạng này kéo dài, dễ gây phản ứng của cơ thể mà y học thường gọi là “Phản ứng với stress”. Đây là dạng bệnh lý phức tạp và muốn điều trị thành công thì cần sự hợp tác, nỗ lực lớn từ người bệnh, có khi phải tham khảo các chuyên gia về tâm lý, thần kinh hay tâm thần.
“Tự cứu” là liệu pháp hay nhất
Tự mình tháo gỡ những “nút thắt” gây nên áp lực khiến bạn căng thẳng mệt mỏi được xem là liệu pháp hay nhất để điều trị tình trạng stress, nhất là stress dài ngày.
Theo các chuyên gia tâm lý, để giải stress thì người bị tình trạng này phải tìm được lại hình ảnh con người mình lúc trước đây. Luôn giữ cho mình một cuộc sống cân bằng về thể chất và tinh thần trong công việc và đời sống cá nhân chứ không để tình trạng này làm bản thân bị vướng vào một vòng luẩn quẩn giữa áp lực, khả năng và sức khỏe.
Lời khuyên của các chuyên gia trong lúc này là mỗi người hãy tham gia tích cực vào các hoạt động vui chơi, giải trí, hoạt động xã hội để “làm mới” lại mình, tạm “rời xa” những áp lực, sự căng thẳng mệt mỏi. Có một số cách đã được chia sẻ rất nhiều như học cách thư giãn, sắp xếp công việc khoa học, thay đổi cách nhìn, luôn suy nghĩ theo hướng tích cực, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý…
|
Với các chuyên gia y tế, stress cũng giống như một bệnh lý vô hình. Để đối phó với biểu hiện tiêu cực của stress thì những tác động từ bên trong cũng rất quan trọng.
Theo y học cổ truyền, những tinh chất chiết xuất từ trà xanh thiên nhiên có tác dụng rất tốt trong việc giải nhiệt, giải stress hiệu quả. Nghiên cứu cho thấy, trà xanh thiên nhiên có chứa nhiều polyphenols, Vitamin E, C và chất chống ô-xy hóa EGCG có lợi cho sức khỏe, giúp giải tỏa căng thẳng, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, tiêu hóa tốt, tăng sức đề kháng...
Hiện ở nhiều nước như Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản… xu hướng sử dụng những sản phẩm chiết xuất từ trà xanh như một cách “xả” stress hữu hiệu. Tại Việt Nam, trà xanh đã được trồng phổ biến và hình thành nên một số “lãnh địa trà ngon” như: Trà Thái Nguyên, Bảo Lộc - Lâm Đồng…
|
Sự can thiệp của nền công nghiệp sản xuất trà đã tạo nên những sản phẩm trà xanh đóng chai tiên tiến, hiện đại giúp con người dễ dàng tiếp cận những sản phẩm thiên nhiên mà vẫn đảm bảo lợi ích từ chúng. Như vậy, dù bạn ở đâu vẫn có thể thưởng trà để “tự cứu” bản thân, giúp mình cân bằng cuộc sống.
THÔNG TIN DỊCH VỤ
>> Chiết xuất trà xanh diệt khối u ung thư
>> Giữ cuộc sống thăng bằng với trà xanh
>> Dưỡng da bằng trà xanh
>> Táo, hành, trà xanh giúp ngăn ngừa máu vón cục
>> Trà xanh giúp tuổi già năng động
>> Giới trẻ “nghiện” trà xanh
>> Trà xanh - “Thần dược” cho sức khỏe
>> Trà xanh - “thần hộ mệnh” cho người hút thuốc
>> Trà xanh - “thần dược” cho mắt
>> Trà xanh giảm nguy cơ ung thư phổi
>> Người hút thuốc nên uống trà xanh
Bình luận (0)