(TNO) Đây là điểm nổi bật trong nguyên tắc phát triển nhà ở theo dự án được quy định trong dự thảo luật Nhà ở sửa đổi lần thứ 4 mà Bộ Xây dựng mới công bố.
>> Triển khai nghị định 71/CP về luật nhà ở: Cơ quan quản lý lúng túng
>> Thực hiện Luật Nhà ở: "Mê hồn trận" giấy chủ quyền nhà đất !
>> Triển khai Luật Nhà ở: Các loại giấy chủ quyền nhà đất vẫn còn giá trị
>> Quốc hội cho ý kiến lần cuối vào dự thảo Luật Nhà ở: Tạo thuận lợi tối đa cho dân
|
Ngoài gộp nhiều điều khoản của luật hiện hành, dự thảo luật Nhà ở sửa đổi còn quy định tên của dự án phát triển nhà ở phải sử dụng bằng tiếng Việt Nam và không được viết tắt.
Theo một số chuyên gia, đây là điều khoản nhằm hạn chế tâm lý “sính ngoại” dùng tiếng nước ngoài đặt tên cho dự án nhà ở đang khá phổ biến ở nước ta, dễ gây nhầm lẫn cho người dân, lai căng văn hóa.
Các dự án phát triển nhà ở, ngoài việc nghiệm thu, bàn giao nhà ở khi đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng, còn phải được nghiệm thu hệ thống cấp điện, cấp thoát nước, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường trước khi đưa vào sử dụng.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch đô thị, điểm dân cư nông thôn, kế hoạch phát triển khu vực đô thị, kế hoạch, chương trình phát triển nhà ở đã được phê duyệt để xác định cụ thể các dự án phát triển nhà ở trên địa bàn phải xây dựng là chung cư hoặc là nhà ở riêng lẻ hoặc dự án phát triển nhà ở thương mại, nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua.
Lê Quân
>> Từ 1.7.2006: Sử dụng giấy tờ nhà đất theo Luật Đất đai hay Luật Nhà ở ?
>> Dự thảo Luật Nhà ở: Cấp GCN quyền sở hữu nhà ở trong 30 ngày
>> Bạn đọc góp ý với dự thảo Luật Nhà ở
>> Indochina Riverside Towers có vi phạm Luật Nhà ở?
>> Chưa Việt kiều nào được mua nhà theo Luật nhà ở!
Bình luận (0)