![]() Tháng 5.2018, sau nhiều năm bị vùi lấp do chiến tranh và ảnh hưởng của việc người dân xây dựng nhà ở chồng lấn, đoạn thành, hào phía tây và nam thành Điện Hải đã phát lộ Ảnh: Hoàng Sơn |
![]() Trong giai đoạn 2 dự án, thành Điện Hải sẽ được tu bổ toàn diện, được đánh giá là cuộc đại trùng tu chưa từng có Ảnh: Hoàng Sơn |
![]() Tuy là di tích quốc gia đặc biệt, nhưng thành Điện Hải đã bị xâm hại nghiêm trọng Ảnh: Hoàng Sơn |
![]() Sau giai đoạn 1 dự án, thành hào xung quanh thành Điện Hải đã được tu bổ xong và cho nước vào Ảnh: Hoàng Sơn |
![]() Cổng phía nam thành Điện Hải là phần được phục dựng nên trong giai đoạn 2 dự án sẽ nghiên cứu để phù hợp với cảnh quan chung Ảnh: Hoàng Sơn |
![]() Cổng thành phía đông sẽ được phục dựng đúng với những mô tả trong lịch sử chứ không phải là một cổng thành đơn giản như hiện nay Ảnh: Hoàng Sơn |
![]() Ông Huỳnh Văn Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao TP.Đà Nẵng cho biết phía bắc thành Điện Hải từng bị nhiều đơn vị “nhòm ngó” để xây dựng bãi giữ xe nhưng ngành văn hóa đã quyết liệt đấu tranh để làm công viên Ảnh: Hoàng Sơn |
![]() Trước khi được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt, thành Điện Hải đã bị xâm hại nghiêm trọng, trong đó có cả việc xây dựng Trung tâm Hành chính TP Ảnh: Hoàng Sơn |
![]() Khu vực cổng phía đông hiện nay là cổng chính vào thành cổ Ảnh: Hoàng Sơn |
![]() Trong giai đoạn 1 của dự án, hộ thành hào xung quanh thành Điện Hải đã được thi công hoàn thành Ảnh: Hoàng Sơn |
![]() Khu vực này là mặt tây thành Điện Hải. Đây từng là nơi các hộ dân xây dựng nhà cửa “đè” lên nền móng cổ của di tích Ảnh: Hoàng Sơn |
![]() |
![]() Bốn mặt thành cổ đã được giải phóng hoàn toàn. Tuy nhiên, sau giai đoạn 1, các tường thành vẫn cần phải trùng tu tiếp với các công việc làm sạch bề mặt Ảnh: Hoàng Sơn |
![]() Đáng chú ý, năm 2018, đơn vị đào thám sát đã phát hiện phần móng gạch nối tường hào và tường thành phía tây được cho là phần cầu dẫn của cổng thành thứ 3 bị vùi lấp trong chiến tranh Ảnh: Hoàng Sơn |
![]() Phần móng này có chiều dài 14,2m, rộng 4,2m có cấu tạo hai bên xếp bằng đá ong, đá cuội, một phần nền xây bằng gạch vồ Ảnh: Hoàng Sơn |
![]() Do bị người dân xâm hại nên không thể khai quật cổng thành thứ 3 ở phía tây. Trong nhiều năm liền, cổng thành này vẫn chỉ là những phỏng đoán. Đến nay sự tồn tại của cổng thành này đã được khẳng định nên ngành chức năng đã chừa lại để phục dựng cầu và cổng Ảnh: Hoàng Sơn |
![]() |
![]() Trong giai đoạn 2 của dự án, nhiều hạng mục sẽ được tôn tạo, phục dựng Ảnh: Hoàng Sơn |
![]() |
![]() |
![]() Trong đó, có việc sắp đặt, bảo quản và bổ sung các khẩu thần công. Đây là những khẩu thần công từng nổ những phát đầu tiên vào chiến hạm của thực dân Pháp khi vào vịnh Đà Nẵng, bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam Ảnh: Hoàng Sơn |
![]() Sau khi di dời Bảo tàng Đà Nẵng về địa chỉ 42 Bạch Đằng, cơ sở cùng hạ tàng cũ của bảo tàng này sẽ được hạ giải hoàn toàn để nhường chỗ cho những kiến trúc mới phù hợp hơn Ảnh: Hoàng Sơn |
![]() Cùng với việc sắp xếp các công trình, các hiện vật không liên quan đến những ngày đầu kháng Pháp sẽ được chuyển đến chỗ mới Ảnh: Hoàng Sơn |
![]() Tượng đài danh tướng Nguyễn Tri Phương cũng sẽ được tu bổ và chuyển đến vị trí thích hợp trong không gian chung thành Điện Hải Ảnh: Hoàng Sơn |
Bình luận (0)