Chiêm ngưỡng bãi đá cổ hàng triệu năm ở làng Chăm Mỹ Nghiệp

21/04/2021 12:37 GMT+7

Nằm giữa đồi cát trắng cách làng Chăm Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước (tỉnh Ninh Thuận ) chừng 2km, bãi đá cổ được cho là đã hình thành hàng triệu năm này đang được người dân và chính quyền địa phương bảo vệ nghiêm ngặt.Bãi đá cổ, bãi đá triệu năm, Ninh Thuận, làng Chăm Mỹ Nghiệp, du lịch Ninh Thuận

Nằm giữa đồi cát trắng cách làng Chăm Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân, H.Ninh Phước (Ninh Thuận) chừng 2 km, bãi đá cổ tuyệt đẹp đang được người dân và chính quyền địa phương bảo vệ nghiêm ngặt.
Bãi đá cổ còn hoang sơ, trải đều trên diện tích khoảng 57.000 m2, với hàng ngàn tảng đá lớn, nhỏ có hình thù độc đáo, kỳ lạ như san hô hóa thạch.

Một góc bãi đá cổ gần làng Chăm Mỹ Nghiệp (H.Ninh Phước, Ninh Thuận)

Ảnh: Thiện Nhân

Bãi đá cổ đang được người dân và chính quyền địa phương bảo vệ nghiêm ngặt

Ảnh: Thiện Nhân

Người dân địa phương cho rằng khu vực bãi đá cổ trước đây là biển nhưng do biến đổi khí hậu, nước biển rút cạn, bãi san hô bị vùi lấp qua hàng ngàn năm và hóa thạch như ngày nay.
Tuy nhiên, Sở Tài nguyên - Môi trường Ninh Thuận nhận định, hiện chưa có tài liệu nào ghi nhận khu vực này là bãi san hô cổ. Theo tài liệu bản đồ địa chất khoáng sản 1/50.000 của tỉnh Ninh Thuận được công bố, toàn bộ khu vực bãi đá dọc theo phía tây dãy núi Trà Cang về mặt địa chất hoàn toàn là đá cát kết vôi có tuổi thọ khoảng 18,5 triệu năm. Qua quá trình kiến tạo theo thời gian, khu vực bãi đá bị rửa trôi tạo thành nhiều hình thù độc đáo, kỳ lạ như hiện nay.

Bãi đá cổ tạo nên nhiều hình thù độc đáo

Ảnh: Thiện Nhân

Để bảo tồn và khai thác hiệu quả bãi đá cổ này, UBND tỉnh Ninh Thuận giao Sở Tài nguyên - Môi trường và Sở Khoa học - Công nghệ tham mưu UBND tỉnh mời chuyên gia, các nhà nghiên cứu của Viện Địa chất - Khoáng sản Việt Nam cùng các đơn vị liên quan đến khảo sát, đánh giá hiện trạng làm cơ sở tham vấn cho tỉnh hướng bảo tồn, phát triển khu vực bãi đá.

Bãi đá cổ trải đều trên diện tích 57.000 m2

Ảnh: Thiện Nhân

Đồng thời, UBND tỉnh Ninh Thuận giao cho UBND H.Ninh Phước triển khai các biện pháp quản lý đất đai, khoáng sản, không để người dân san ủi lấn chiếm để sản xuất, khai thác đất đá làm biến đổi hiện trạng, môi trường sinh thái; tiến hành đo đạc, xác lập bản đồ ranh giới tổng thể để khoanh vùng bảo vệ.
Sở Văn hóa, Thể thaoDu lịch tỉnh Ninh Thuận sẽ nghiên cứu quy định của pháp luật để tham mưu, xem xét việc ra quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh đối với bãi đá cổ này.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.