Chiến sự đến tối 22.9: Nga ‘đã chọn con đường riêng, không thể quay lại’

Khánh An
Khánh An
22/09/2022 18:30 GMT+7

Nga tiếp tục tuyên bố cứng rắn với phương Tây, trong khi động viên quân và chuẩn bị cho việc trưng cầu dân ý tại 4 khu vực ở Ukraine về việc sáp nhập Nga.

Một tòa nhà đổ nát giữa chiến sự ở Lysychansk ở vùng Luhansk phía đông Ukraine

afp

Tờ The Guardian ngày 22.9 dẫn lời Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev đưa ra những phát biểu gay gắt đối với phương Tây liên quan chiến sự tại Ukraine.

Ông khẳng định rằng những cuộc trưng cầu dân ý sẽ được tổ chức, và những vùng lãnh thổ ở Donbass và nơi khác sẽ được sáp nhập vào Nga.

“Nga tuyên bố rằng không chỉ có động viên năng lực mà còn bất cứ vũ khí nào của Nga, bao gồm vũ khí hạt nhân chiến lược và vũ khí dựa trên những nguyên tắc mới, có thể được sử dụng để bảo vệ”, ông cho biết.

Bộ trưởng quốc phòng Shoigu nói gần 6.000 binh sĩ Nga tử trận, phía Ukraine thiệt hại gấp 10

Ông cho rằng một số bên “không cần phải dọa chúng tôi bằng cách nói về khả năng NATO tấn công Crimea”, đồng thời cho biết vũ khí bội siêu thanh của Nga đảm bảo có thể vươn đến những mục tiêu ở châu Âu và Mỹ nhanh hơn nhiều.

“Nhưng tại phương Tây nói chung, tất cả những công dân của các nước NATO cần hiểu rằng Nga đã chọn lựa con đường của mình. Không có con đường quay lại”, theo ông Medvedev.

Cảnh báo đụng độ hạt nhân

Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với Newsweek tại New York ngày 21.9, Ngoại trưởng Lavrov đã đưa ra nhiều cáo buộc với phương Tây, đặc biệt là Mỹ, liên quan đến xung đột Nga - Ukraine cũng như quan hệ giữa Moscow và Washington.

Ông Lavrov đang ở New York để dự kỳ họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Cuộc phỏng vấn diễn ra vài giờ sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo động viên quân đội, lần đầu tiên Moscow thực hiện việc này từ sau Thế chiến 2.

Tổng thống Biden cảnh báo Nga đừng dùng vũ khí hạt nhân ở Ukraine, Điện Kremlin nói gì?

Theo ông Lavrov, tập thể phương Tây mà dẫn đầu là Mỹ đã "công khai tìm cách đánh bại Nga" trên chiến trường Ukraine. Ông cáo buộc Washington và đồng minh "sẵn sàng hy sinh Ukraine vì các mục tiêu địa chính trị của họ". Để đạt được mục tiêu, phương Tây bơm vũ khí cho Kyiv và chính việc này đã khiến xung đột kéo dài cũng như triệt tiêu triển vọng giải quyết xung đột bằng đàm phán, ông Lavrov nói.

Ngoại trưởng Lavrov cảnh báo đụng độ giữa hai cường quốc hạt nhân Nga, Mỹ

"Vũ khí của NATO và Mỹ được sử dụng để bắn vào lãnh thổ Nga giáp với Ukraine, giết chết dân thường ở đó. Lầu Năm Góc không giấu giếm việc đã chuyển cho Kiev thông tin tình báo và xác định mục tiêu để tấn công. Chúng tôi ghi nhận sự hiện diện của lính đánh thuê và cố vấn Mỹ trên chiến trường", ông Lavrov nói trong cuộc phỏng vấn.

"Trên thực tế, Mỹ đang đứng trước bờ vực trở thành một bên trong xung đột. Đây là trả lời cho câu hỏi của bạn về nguy cơ đụng độ trực tiếp giữa các cường quốc hạt nhân", ngoại trưởng Nga trả lời một cách ẩn ý.

Từ khi xung đột Nga - Ukraine bùng nổ hồi cuối tháng 2, Mỹ đã cố gắng tránh các hành động có thể bị Moscow diễn giải thành Washington tham chiến, dẫn đến đối đầu trực tiếp giữa Nga và NATO. Nỗ lực của Mỹ bao gồm việc không gửi cho Kyiv các loại vũ khí có thể tấn công sâu bên trong lãnh thổ Nga.

Xem thêm: Ngoại trưởng Lavrov cảnh báo đụng độ giữa hai cường quốc hạt nhân Nga, Mỹ

EU sắp cấm vận thêm đối với Nga

Đài CNN ngày 22.9 đưa tin ngoại trưởng các nước EU họp tại New York đồng ý thúc đẩy đợt cấm vận mới nhằm vào Nga.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục và gia tăng hỗ trợ quân sự, tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine. Chúng tôi sẽ nghiên cứu và có những biên pháp giới hạn mới về cá nhân lẫn lĩnh vực”, theo quan chức phụ trách ngoại giao EU Josep Borrell.

EU, NATO không gây chiến với Nga

Ông cho hay những chi tiết về lệnh cấm vận mới sẽ được quyết định, sau khi các thành viên đạt thỏa thuận.

“Vài giờ sau bài phát biểu của ông Putin, điều đó (thỏa thuận về cấm vận) là một thông điệp chính trị mạnh mẽ. Họ không làm lung lay sự kiên định của chúng ta. Họ sẽ không làm lung lay quyết tâm, sự đoàn kết của chúng ta trong việc đứng về phía Ukraine”, ông nhấn mạnh.

Điều khoản bí mật trong sắc lệnh động viên của ông Putin

Khi phát biểu trước toàn dân được truyền hình trực tiếp ngày 21.9, Tổng thống Putin đã tuyên bố lệnh động viên cục bộ nhằm huy động lực lượng dự bị phục vụ cho chiến dịch quân sự của Nga.

Sắc lệnh được Tổng thống Putin ký sau đó được đăng tải công khai. Tuy nhiên, sắc lệnh có 10 điều khoản nhưng có một điều khoản không được công bố là điều khoản thứ 7, theo RT.

Các nước Baltic từ chối tiếp nhận người Nga tị nạn vì trốn lệnh động viên

Trả lời về vấn đề này, thư ký báo chí kiêm người phát ngôn của Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov nói: “Điều khoản đó dùng cho mục đích nội bộ, và đó là lý do tôi không thể tiết lộ nó”.

Ông cho biết thêm: “Điều duy nhất tôi có thể nói là Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu trong phần trả lời phỏng vấn đã nói về 300.000 người được huy động. Và như ngài bộ trưởng quốc phòng đã làm rõ, số này sẽ không được tuyển cùng lúc”.

Xem thêm: Điều khoản bí mật trong sắc lệnh động viên của ông Putin

Nga tạo điều kiện cho binh sĩ nhập tịch

Quốc hội Nga đã phê chuẩn dự luật đơn giản hóa quy trình nhập tịch đối với người nước ngoài đăng ký gia nhập các lực lượng vũ trang Nga, RT đưa tin hôm 21.9.

Hội đồng Liên bang Nga, tức Thượng viện Nga, phê chuẩn dự luật hôm 21.9 một ngày sau khi Duma Quốc gia (Hạ viện) thông qua.

Moscow nới quy định nhập tịch cho người nước ngoài tham gia quân đội Nga

Theo quy trình thông thường, người nước ngoài muốn đăng ký cần đáp ứng nhiều điều kiện, nhưng người đăng ký tòng quân sẽ được miễn giảm một số điều kiện.

Hiện quy trình nhập tịch đơn giản hơn được áp dụng cho công dân các nước từng thuộc Liên bang Xô Viết và cam kết phục vụ trong quân ngũ ít nhất 3 năm.

Nếu được ký thành luật, toàn bộ các công dân nước ngoài đều được hưởng chế độ này và thời gian tòng quân giảm xuống còn 1 năm.

Xem thêm: Nga nới lỏng quy định nhập tịch cho lính nước ngoài

Nga và Ukraine trao đổi tù binh

Reuters đưa tin Ukraine và Nga đã hoàn tất việc trao đổi tù nhân, theo đó 215 người Ukraine quay về nước, còn Nga tiếp nhận 55 công dân và ông Medvedchuk, một nhà tài phiệt thân Nga bị Kyiv bắt giữ.

Trên tài khoản Telegram của chính quyền Kyiv, Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine Andriy Yermak cập nhật thông tin xác nhận Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã tham gia vào nỗ lực thương thuyết.

Trong số 215 tù nhân Ukraine được thả có 100 tay súng của tiểu đoàn cực hữu Azov gây tranh cãi, mà Nga gọi là “tân phát xít”. Năm chỉ huy của tiểu đoàn này sẽ tiếp tục ở lại Thổ Nhĩ Kỳ cho đến khi chiến sự tại Ukraine kết thúc, theo một phần của thỏa thuận giữa Nga-Ukraine.

Xem thêm: Nga-Ukraine bất ngờ trao đổi nhiều tù nhân gồm chỉ huy tiểu đoàn Azov và chính trị gia thân Nga

Ả Rập Xê Út đã đàm phán thành công với Moscow về việc trao trả 10 tay súng nước ngoài mà Nga bắt ở Ukraine, trong đó có 2 cựu binh Mỹ là Alexander John-Robert Drueke, 39 tuổi, và Andy Tai Ngoc Huynh, 27 tuổi.

Nga-Ukraine bất ngờ trao đổi nhiều tù nhân, gồm nhiều lính Azov, lính nước ngoài, nhà tài phiệt thân Nga

Lực lượng Nga hồi tháng 6 đã bắt 2 cựu binh Mỹ đang tham chiến ở vùng Donbass thuộc miền đông Ukraine.

Drueke và Huynh, đến từ Alabama, đã mất tích gần Kharkiv. Họ được cho là hai công dân Mỹ đầu tiên bị bắt trên chiến trường Ukraine.

Thân nhân của 2 tay súng Mỹ cho biết hai người muốn tham gia nỗ lực phòng thủ của Ukraine sau khi theo dõi tin tức truyền hình vào những ngày đầu của chiến dịch quân sự đặc biệt do Nga phát động.

Xem thêm: Nga thả 10 tay súng nước ngoài tham chiến ở Ukraine, gồm 2 cựu binh Mỹ

Ukraine thu giữ xe tăng Nga

Hãng tin Bloomberg ngày 22.9 dẫn một số nguồn thạo tin cho biết Ukraine đã thu được đến 200 chiếc xe tăng do lực lượng Nga bỏ lại. Tình trạng của những chiến lợi phẩm này không được nêu rõ. Trong số đó có những mẫu tăng mới như T-80 hay T-90.

Ukraine nói thu được hàng trăm xe tăng của Nga

Bộ Quốc phòng Ukraine mới đây đăng tải hình ảnh của một chiếc xe tăng T-90M của Nga do lực lượng Kyiv thu được tại Kharkiv và cho hay tình trạng của chiếc xe tăng là hoàn hảo. Một số nhà phân tích nguồn mở ước tính Ukraine đã thu được hơn 380 xe tăng của Nga từ khi chiến sự bùng phát vào tháng 2.

Xem thêm: Ukraine thu được hàng trăm xe tăng của Nga bỏ lại

Ukraine công bố điều kiện cho hòa bình

Đài CNN ngày 22.9 đưa tin Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nêu 5 tiền đề vì hòa bình trong đoạn băng phát biểu được phát tại cuộc họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Các tiền đề "không thể mặc cả" do nhà lãnh đạo Ukraine đưa ra gồm việc trừng phạt hành động quân sự của Nga, khôi phục an ninh và toàn vẹn lãnh thổ Ukraine, và đảm bảo an ninh.

Tổng thống Zelensky đưa ra 5 tiền đề nhằm chấm dứt xung đột Ukraine

Ông cho rằng cả thế giới đều muốn hòa bình trừ một nước: “Ukraine muốn hòa bình. Châu Âu muốn hòa bình, thế giới muốn hòa bình, và chúng ta đã thấy ai là bên duy nhất muốn chiến tranh”.

Xem thêm: Tổng thống Zelensky vạch kế hoạch 5 điểm vì hòa bình ở Ukraine

Xem thêm diễn biến chiến sự Nga - Ukraine:

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.