Chiến sự ngày 209: Nước cờ ‘thay đổi bức tranh địa chính trị’ của Nga

Khánh An
Khánh An
21/09/2022 05:30 GMT+7

Giao tranh tiếp tục diễn ra chủ yếu ở miền đông Ukraine, trong khi 4 khu vực do Nga kiểm soát đồng loạt thông báo trưng cầu dân ý từ ngày 23-27.9.

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại Moscow vào ngày 20.9

afp

Hãng Reuters ngày 20.9 đưa tin giới chức do Nga lập ra tại 4 khu vực do nước này kiểm soát ở Ukraine đồng loạt đưa ra kế hoạch trưng cầu dân ý về việc sáp nhập vào Nga ngay trong tuần này, bước đi được một quan chức Nga cho là sẽ thay đổi bức tranh địa chính trị.

Giới chức Nga cho rằng động thái trên sẽ giúp Moscow "có tuyên bố về lãnh thổ để bảo vệ bằng mọi cách". Trong khi đó, Ukraine bác bỏ và xem đó là cách Nga cố gắng đối phó sau khi thất thế trong chiến sự.

Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cho rằng việc sáp nhập các vùng lãnh thổ sẽ thay đổi bức tranh địa chính trị trên thế giới không thể đảo ngược.

Ukraine, phương Tây lên án đề xuất trưng cầu dân ý của các vùng ly khai thân Nga

Theo CNN ngày 20.9, sau khi lực lượng ly khai tại Luhansk và Donetsk ở miền đông Ukraine tuyên bố sẽ trưng cầu dân ý về việc sáp nhập Nga, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov liền cho biết “chính người dân tại những vùng lãnh thổ này nên quyết định số phận của họ”.

Đài RT dẫn lời các lãnh đạo của phe ly khai “Cộng hòa Nhân dân Donetsk” tự xưng và “Cộng hòa Nhân dân Luhansk” tự xưng cho biết họ sẽ tổ chức trưng cầu dân ý từ ngày 23-27.9. Chính quyền do Nga lập ra ở vùng Kherson và vùng Zaporizhzhia cũng quyết định trưng cầu dân ý về việc sáp nhập Nga vào cùng thời điểm trên.

Phản ứng trước những diễn biến trên, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba tuyên bố nước này “sẽ tiếp tục giải phóng lãnh thổ”, bất chấp Nga nói điều gì, đồng thời chỉ trích những cuộc trưng cầu dân ý là “giả tạo”.

“Những cuộc trưng cầu dân ý sẽ không làm thay đổi bất cứ điều gì... Ukraine có mọi quyền để giải phóng lãnh thổ của mình”, The Guardian dẫn lời ông tuyên bố.

Văn phòng Tổng thống Ukraine cho rằng “những cuộc trưng cầu dân ý giả của Nga” sẽ bác bỏ cơ hội mong manh nhất nhằm tìm giải pháp ngoại giao để chấm dứt chiến sự.

Ông Andriy Yermak, Chánh văn phòng của Tổng thống Ukraine, cho rằng Nga “lo sợ thất bại” nên vội vã tiến hành những cuộc “trưng cầu dân ý”. “Ukraine sẽ giải quyết vấn đề Nga. Mối đe dọa chỉ có thể được loại trừ bằng vũ lực”, ông nói thêm.

Xem nhanh: Ngày 209 chiến dịch quân sự, Tổng thống Zelensky nói phản công tiếp diễn, Donbass, Kherson xúc tiến gia nhập Nga

Về phía Mỹ, Cố vấn An ninh Nhà Trắng Jake Sullivan cho rằng Nga sẽ lợi dụng các cuộc trưng cầu dân ý làm cơ sở để sáp nhập những vùng của Ukraine, đồng thời tuyên bố Mỹ sẽ không bao giờ thừa nhận.

Bên cạnh đó, ông cho biết đã hay tin về khả năng Nga sẽ có biện pháp động viên, nhằm tìm kiếm lực lượng cho chiến sự.

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cũng cho rằng nếu Nga sáp nhập lãnh thổ của Ukraine sẽ là vô giá trị và Ba Lan sẽ không công nhận.

Xem thêm: Những vùng do Nga kiểm soát ở Ukraine đồng loạt công bố ngày trưng cầu dân ý

Ông Putin sẵn sàng sớm kết thúc chiến sự?

Đài PBS ngày 20.9 đăng bài phỏng vấn với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẵn sàng sớm kết thúc chiến sự ở Ukraine.

Trong cuộc phỏng vấn, Tổng thống Erdogan cho biết ông đã gặp Tổng thống Putin ở Uzbekistan (hôm 16.9) và 2 bên đã thảo luận rất nhiều.

“Ông ấy thực sự cho tôi thấy rằng ông ấy sẵn sàng chấm dứt điều này (chiến sự ở Ukraine) trong thời gian sớm nhất có thể. Đó là ấn tượng của tôi, vì mọi thứ hiện đang khá rắc rối”, ông tiết lộ.

Tổng thống Putin muốn kết thúc chiến sự ở Ukraine ‘trong thời gian sớm nhất có thể’?

Cuộc phỏng vấn được đăng lại trên truyền thông Nga như hãng TASS và Đài RT, trong khi Nga chưa đưa ra bình luận về thông tin trên.

Theo Reuters, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy ngày 20.9 cho hay ông đã điện đàm với Tổng thống Erdogan để thảo luận về “những vấn đề an ninh hiện tại”, nhưng không nói rõ chi tiết.

Xem thêm: Tổng thống Putin muốn kết thúc chiến sự ở Ukraine ‘trong thời gian sớm nhất có thể’?

Ukraine tiếp tục phản công

Ông Pavlo Kyrylenko, người đứng đầu chính quyền quân sự ở Donetsk, cho biết lực lượng Nga đã triển khai đợt không kích vào Bakhmut trong đêm 19.9 rạng sáng 20.9, theo Đài CNN.

Bên cạnh đó, các đợt pháo kích cũng diễn ra ở những khu vực khác của Donetsk, bao gồm Siversk, Vuhledar và Avdiivka.

Còn ông Denis Pushilin, lãnh đạo phe ly khai “Cộng hòa Nhân dân Donetsk” (DPR) tự xưng, nói rằng quân Ukraine hứng chịu tổn thất lớn trong lúc tìm cách tiến quân ở một khu vực đang do Nga kiểm soát tại Donetsk.

Khu vực xung quanh thị trấn Lyman gần đây đang nằm trong vòng vây của lực lượng Ukraine kể từ quân đội nước này tiến quân nhanh chóng vượt qua phạm vi tỉnh Kharkiv ở miền đông bắc hồi đầu tháng 9.

TASS dẫn lời ông Pushilin cho hay lực lượng Ukraine tìm cách kéo quân từ hướng bắc đến Lyman với sự trợ giúp của hai tiểu đoàn xung kích thuộc Lữ đoàn số 95. Tuy nhiên lãnh đạo DPR nói rằng các vụ tấn công đã bị đẩy lùi và địch quân bị tổn thất đáng kể.

Tổng thống Ukraine cảnh cáo quân Nga 'chỉ còn rút lui hoặc đầu hàng'

Ở những nơi khác, quân đội Ukraine cho hay đã giáng những đòn tấn công vào Luhansk, nơi các lực lượng Nga đang tái tổ chức sau khi rút quân khỏi Kharkiv.

Tổng tham mưu trưởng quân đội Ukraine cũng xác nhận triển khai những đợt pháo kích mới ở Donetsk và Zaporizhzhia.

Xem thêm: Giao tranh ác liệt tại Bakhmut, Nga đẩy mạnh chiến dịch ở Donetsk

Nga di chuyển hạm đội tàu ngầm

Nga đã di dời một số tàu ngầm Kilo của nước này tránh xa khỏi cảng Sevastopol ở Crimea sau những vụ tấn công tầm xa gần đây của Ukraine.

Bộ Quốc phòng Anh ngày 20.9 nhận định rằng bộ chỉ huy Hạm đội biển Đen của Nga gần như chắc chắn đã tái bố trí một số tàu ngầm lớp Kilo khỏi cảng nhà Sevastopol ở Crimea sang cảng Novorossiysk thuộc vùng Krasnodar ở miền nam Nga.

Nga dời đội tàu ngầm Kilo ra xa Ukraine sau các vụ tấn công tại Crimea

Như vậy, các tàu ngầm sẽ tránh xa hơn khỏi Crimea và việc này “nhiều khả năng là do thay đổi gần đây trong mức độ an ninh tại khu vực trước năng lực tấn công tầm xa đã gia tăng của Ukraine”.

Theo Bộ Quốc phòng Anh, trong 2 tháng qua, trụ sở hạm đội và các sân bay chính đã bị tấn công. Phía Ukraine cũng đã thừa nhận tấn công các căn cứ của Nga tại Crimea sau giai đoạn úp mở ban đầu.

Xem thêm: Nga dời đội tàu ngầm Kilo ra xa Ukraine sau các vụ tấn công tại Crimea

Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh vai trò ngoại giao

Theo CNN, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres vừa có bài phát biểu trước Đại hội đồng, cho rằng một chuyến tàu chờ ngũ cốc Ukraine đến châu Phi là “biểu tượng của điều mà thế giới có thể làm được nếu chúng ta hành động cùng nhau”.

“Nó đi qua vùng chiến sự, được dẫn đường bởi chính những bên trong xung đột, như là một sáng kiến toàn diện chưa từng thấy nhằm đưa thêm lương thực và phân bón ra khỏi Ukraine và Nga”, ông phát biểu.

Hồi cuối tháng 8, sau 14 ngày trên biển, tàu hàng Brave Commander đã chở 23.000 tấn lúa mì đã đến khu vực Sừng châu Phi để hỗ trợ Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hiệp Quốc.

“Một số người có thể gọi đó là điều kỳ diệu trên biển. Sự thật, nó là ngoại giao đa phương được tiến hành”, theo ông Guterres.

Xung đột Nga-Ukraine có thể kéo dài đến năm 2030?

Tính đến ngày 18.9, tổng cộng 165 tàu chở theo 3,7 triệu tấn nông sản đã rời Ukraine theo sáng kiến do Liên Hiệp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian nhằm dỡ phong tỏa các cảng của Ukraine ở biển Đen.

Xem thêm diễn biến chiến sự Nga - Ukraine:

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.