Chiều 10.10, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức hội thảo chuyển đổi số (CĐS) và xây dựng kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh tỉnh Quảng Nam, để lấy ý kiến chuyên gia, các ngành, địa phương nhằm hoàn thiện kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh tỉnh Quảng Nam.
Hội thảo cũng làm rõ hơn các nội dung, yêu cầu, định hướng về phát triển đô thị thông minh, CĐS trên địa bàn tỉnh, từ đó có cơ sở lập kế hoạch triển khai đảm bảo tính khả thi và thống nhất…
Ông Hồ Quang Bửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, phát biểu tại hội thảo |
mạnh cường |
Ông Hồ Quang Bửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho biết thời gian qua Tỉnh ủy, UBND tỉnh luôn có sự quan tâm, chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai chính quyền điện tử. Bước đầu đã hình thành được nền tảng phục vụ phát triển chính quyền điện tử hướng đến chính quyền số các cấp, phục vụ có hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực phục vụ người dân, doanh nghiệp trên toàn địa bàn tỉnh.
Năm 2021, theo kết quả đánh giá chỉ số CĐS cấp tỉnh (DTI) do Bộ TT-TT công bố, Quảng Nam xếp vị thứ 25/63 tỉnh, thành phố và xếp thứ 3 khu vực miền Trung.
Theo ông Bửu, hội thảo lần này tập trung thảo luận về kinh nghiệm, giải pháp triển khai chính quyền điện tử, chính quyền số hướng đến phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn. Trên cơ sở đó, hoàn thiện kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh tỉnh Quảng Nam...
Tuổi trẻ đóng vai trò quan trọng vấn đề chuyển đổi số |
mạnh cường |
Nhiều tham luận tại hội thảo làm rõ nhiệm vụ trọng tâm công tác CĐS tỉnh Quảng Nam, về kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh tỉnh Quảng Nam, giải pháp CĐS ngành y tế, ứng dụng thương mại điện tử và giải pháp nâng cao hiệu quả trang thông tin sản phẩm Quảng Nam, CĐS trong công tác quản lý đầu tư và thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh…
CĐS nếu làm không đúng sẽ là "gánh nặng"
Ông Nguyễn Thành Phúc, Viện trưởng Viện Chiến lực TT-TT (Bộ TT-TT), nhận định CĐS nếu làm không đúng sẽ là "gánh nặng".
Theo ông Phúc, nếu xử lý văn bản điện tử song song với văn bản giấy làm cho khối lượng công việc tăng “gấp đôi”. Ông cho rằng, nếu tiến trình CĐS làm thêm gánh nặng thì chúng ta hãy dừng lại để xem xét, vì chắc chắn có điều gì đó chưa đúng cần điều chỉnh lại trước khi làm tiếp.
Toàn cảnh hội thảo |
mạnh cường |
“Một mô hình CĐS giản lược nhất gồm 3 người. Người đặt ra bài toán, người phát triển giải pháp CĐS và người sử dụng để thực hiện CĐS. CĐS cần sự vào cuộc đồng bộ của cả 3 “người”. Nhà lãnh đạo đặt ra yêu cầu chuyển đổi. Đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin và doanh nghiệp công nghệ thông tin phát triển giải pháp CĐS. Toàn bộ bộ máy của cơ quan, tổ chức cùng sử dụng. CĐS thất bại nếu không có sự vào cuộc đồng bộ của 3 người”, ông Phúc nói.
Ông Phúc cũng cho rằng, CĐS không thành công nếu người đứng đầu không nhận trách nhiệm. Vì khi CĐS sẽ thay đổi quy trình, thủ tục hiện nay nên gặp rất nhiều rào cản.
"Chỉ có người đứng đầu mới có đủ thẩm quyền lực “phá vỡ rào cản” trong quá trình CĐS. Người đứng đầu nhận trách nhiệm thì CĐS mới thành công được", ông Phúc khẳng định.
Ông Nguyễn Thành Phúc, Viện trưởng Viện Chiến lực TT-TT trình bày tại hội thảo |
mạnh cường |
Viện trưởng Viện Chiến lực TT-TT cho hay, thế kỷ 21 là thế kỷ của 2 cuộc chuyển đổi quan trọng nhất: chuyển đổi xanh và CĐS. Muốn “xanh” thì phải “số”. Bởi vậy, CĐS sẽ là động lực chính của sự phát triển.
Ông Phúc cũng kiến nghị rằng, cần bổ sung nội dung CĐS hoặc “thông minh hóa” hạ tầng vật lý trong triển khai hạ tầng kỹ thuật số và hạ tầng kinh tế. CĐS là phương thức mới có tính đột phá để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Quảng Nam
“Với mục tiêu tỷ trọng kinh tế số bằng hoặc cao hơn 30% GDP vào năm 2030, thì dòng chảy dữ liệu phải song hành với dòng chảy vật chất. Vì vậy, tỉnh phải quy hoạch, triển khai hạ tầng giao thông, hạ tầng điện phải song hành, đồng bộ cùng hạ tầng viễn thông để nâng cao hiệu quả đầu tư”, ông Phúc kiến nghị.
Bình luận (0)