Lo miếng ăn, giấc ngủ cho mấy chục người
Khi người dân đến thực hiện cách ly, Dương sắp xếp phòng và vận chuyển đồ cá nhân của từng người lên. Trong thời gian cách ly, Dương và một phục vụ viên khác nhận nhiệm vụ
chăm lo miếng ăn, giấc ngủ cho hơn 40 người tại tầng 5, tòa S49, khu A.
“Tôi dậy trước 6 giờ sáng dọn dẹp chỗ ngủ và làm vệ sinh cá nhân xong. Cơm giao tới thì tôi và đồng đội chia vào từng sọt rồi đem lên từng lầu chia cho mọi người”, Dương cho biết.
Công việc lặp lại vào giờ cơm trưa và tối. Ngoài phát cơm, nước Dương còn hỗ trợ người cách ly khi họ cần giúp đỡ bất kể ngày hay đêm. Dương cho người dân số điện thoại của mình, có việc gì chỉ cần gọi điện cậu có mặt ngay.
Dương xa nhà gần 1 tháng để làm nhiệm vụ
|
Công việc thường ngày của Dương
|
Nói về công việc của mình, Dương chia sẻ: “Công việc nguy hiểm chứ nhưng là đồng bào, chung dòng máu sao bỏ được. Bảo vệ mọi người cũng như tôi đang bảo vệ đất nước, bảo vệ gia đình của mình”.
Ban đầu, Dương có chút lo lắng vì bản thân có nguy cơ lây nhiễm cao. Nhưng khi được tập huấn về công tác phục vụ người cách ly, chàng trai 9x tự tin hơn. Phục vụ viên được phát đồ bảo hộ nhiều lớp, đo thân nhiệt mỗi ngày và lấy mẫu xét nghiệm để kiểm tra
sức khỏe.
Bộ đồ bảo hộ nhiều lớp khiến Dương cảm thấy nóng nực, bí bách, nhất là khi
Sài Gòn đang những ngày oi bức. Chưa kể khi tháo đồ xuống lại có những vết hằn trên da mặt nhưng chàng trai 21 tuổi vẫn không than phiền.
Dương là phục vụ viên nhỏ tuổi thứ 2 trong đơn vị
|
Những xe chở đồ ăn, nước uống được phục vụ viên vận chuyển đến từng phòng
|
Nhớ nhà, nhớ người yêu
Gần 1 tháng xa nhà, nỗi nhớ nhà, nhớ người yêu khiến Dương nhiều lúc ngậm ngùi. “Lúc đầu, nghe tôi nhận nhiệm vụ, bạn gái lo đến khóc. Cô gái sợ tôi tiếp xúc nhỡ may lây bệnh thì không biết phải làm sao. Mỗi lần điện thoại tôi cũng cố gắng động viên, an ủi bạn gái”, Dương kể lại.
Dương chia sẻ: “Món gà sốt chanh của mẹ là số một. Tối nào mẹ cũng gọi tâm sự động viên tôi cố lên. Khi nào về mẹ sẽ nấu những món mà tôi thèm”.
Dương nhớ những buổi nhậu với ba và mấy dượng. Ba hay tâm sự với Dương chuyện đời, chuyện người, nói cho Dương nghe là con trai phải biết sống làm sao cho đúng.
Xe đẩy không di chuyển được trên bậc thang nên dân quân, quân nhân phải bưng, vác lên các tầng lầu
|
Không bưng nổi, các anh sáng tạo cách mới kéo thức ăn lên
|
Những ngày này, Dương và đồng đội đang dọn dẹp lại trường học vì
người cách ly gần như về hết. Chỉ còn vài người ở lại khiến Dương cảm thấy trống vắng đến lạ thường. Khi chăm sóc cho hơn 20 người, vất vả, cực nhọc đều có nhưng cũng có niềm vui, sự sẻ chia từ phía mọi người.
“Với tôi, niềm vui là được nhìn mọi người khỏe mạnh, không ai bị bệnh và bình an ra về. Nhưng khi mọi người về rồi thì cảm giác nhớ mọi người lắm. Khi tôi mệt mọi người luôn chọc, ghẹo cho tôi vui lên. Đó là tình người mà tôi trân quý”, Dương bùi ngùi nhớ lại.
Khi
người cách ly về với gia đình thì Dương và các đồng đội vẫn tiếp tục ở lại đơn vị hoàn thành việc học tập, huấn luyện của mình. Gia đình Dương ở huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Chàng trai 9x lên Sài Gòn học tập và nhận nhiệm vụ ngay khi đơn vị trở thành khu cách ly.
Điều mong muốn lớn nhất của Dương bây giờ là dịch bệnh nhanh chóng qua đi để mọi người trở lại
cuộc sống bình thường. Đó là những ngày tháng bình yên, không phải lo sợ bệnh tật, lây nhiễm. Đó cũng là ngày Dương được về nhà, về với người thân yêu.
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Anh Tuấn trở về từ châu Âu và thực hiện cách ly tại trường Quân sự Quân khu 7. Được sự đồng ý của anh, Thanh Niên xin chia sẻ với quý độc giả những hình ảnh chân thực về công việc của những phục vụ viên như Huỳnh Dương tại khu cách ly.
"Tới nơi rồi, bà con ơi có cơm rồi!"
|
Anh Chu Huy Hoàng (23 tuổi) là đồng nghiệp của Dương tại khu cách ly
|
Phút giây nghỉ ngơi, thư giãn của phục vụ viên và y bác sĩ
|
"Đứng yên đó! Để anh cột dây lại cho!"
|
"Wifi đến rồi bà con ơi!"
|
Mọi người vẫy mình thì mình cũng chào lại
|
14 ngày giúp mọi người xích lại gần nhau
|
Các y bác sĩ lấy mẫu xét nghiệm tại khu cách ly
|
Bác sĩ đang kiểm tra nhiệt độ trong ngày của người cách ly
|
Công việc dọn dẹp cuối ngày của các anh
|
Rác thải phải được xịt khử trùng trước khi đem đi
|
Dọn dẹp cũng không quên vui đùa
|
Phục vụ viên giúp người dân mang đồ ra về
|
Mọi người về mạnh giỏi, em ở lại tiếp tục với nhiệm vụ của mình
|
Bình luận (0)