Bài viết đăng trên Báo Thanh Niên đề cập đến nhân vật Dương Văn Đức (quê Vĩnh Long), vừa tốt nghiệp cấp 3 thì chuyển lên TP.HCM sống cùng mẹ tháng trước. Đức muốn kiếm tiền sớm một chút để phụ mẹ nên chạy xe ôm công nghệ.
Và trong quá trình hành nghề, sáng 10.11, Đức nhặt được một điện thoại, bỏ vào túi và tiếp tục chở khách. Chạy xong cuốc xe, Đức mày mò mở được nguồn, xem lịch sử cuộc gọi để tìm chủ nhân chiếc điện thoại. Khi anh Võ Quốc Bình (Q.Thủ Đức) liên hệ lại, Đức xác minh rất kỹ và sau khi biết chính xác anh Bình là chủ nhân của chiếc điện thoại Vertu trăm triệu, Đức trả trả lại cho anh. Cảm kích trước tấm lòng của anh chàng xe ôm công nghệ trẻ tuổi, anh Bình ngỏ ý hậu tạ, nhưng Đức không nhận... Và anh Bình cũng đã có một động thái rất tuyệt vời, đó là tặng Đức khóa học lái xe 6 tháng để lấy bằng và học chăm sóc ô tô để sau khi học được nghề có thể làm việc tại công ty của anh hoặc làm lái xe...
Cái kết có hậu
“Người tốt bao giờ kết cục cũng có hậu. Các cụ xưa có câu “nhặt được của rơi trả lại cho người mất”. Tất yếu điều tốt và phúc lành đến với mình. Dù nhiều hay ít thì cả người mất lẫn người trả đều nhận lại cả niềm vui tiếng cười xua tan những lo âu phiền muộn trong cuộc sống”, BĐ Tran Long nêu.
BĐ Nghĩa Đình cũng bày tỏ: “Đọc được bài báo thật xúc động. Cảm ơn bài báo đã giúp lan tỏa thêm việc tốt đến mọi người”.
Làm thế nào để nhân rộng ?
Rất nhiều BĐ đánh giá cao nghĩa cử cao đẹp của cả người nhặt được điện thoại và chủ nhân chiếc điện thoại trong bối cảnh không phải ai cũng có thể làm được như vậy. BĐ Lê Ba phân tích: “Anh Đức quá tốt, không tham lam và thương người. Anh Bình càng quá tốt, biết quý ân nghĩa và biết tri ân người tốt. Anh Đức không mất gì nhưng anh Bình được nhận lại tài sản trăm triệu. Và anh Bình không mất gì mà cho anh Đức có cơ hội thoát nghèo thoát khổ”.
Bình luận (0)