Điệp viên hoàn hảo X6 - Kỳ 8: Tiến vào Sài Gòn

10/09/2013 03:15 GMT+7

Cuộc chiến đang đi vào giai đoạn sau chót, với sức tấn công không thể đảo ngược của quân đội miền Bắc. Từ thủ phủ Sài Gòn, phóng viên Phạm Xuân Ẩn tiếp tục chuyển lên rừng những báo cáo chiến lược quan trọng.

 Điệp viên hoàn hảo X6 - Kỳ 8: Tiến vào Sài Gòn

Trận Phước Long (1.1975) là một sự kiện quan trọng cho thấy Mỹ không muốn quay trở lại Việt Nam - Ảnh: Từ sách Điệp viên hoàn hảo

>> Điệp viên hoàn hảo X6 - Kỳ 7: Lọt vào mắt xanh CIA
>> Điệp viên hoàn hảo X6 - Kỳ 6: Chiến dịch Mậu Thân
>> Điệp viên hoàn hảo X6 - Kỳ 5: Chiến thắng Ấp Bắc
>> Điệp viên hoàn hảo X6 - Kỳ 4: Đơn độc trong vùng nguy hiểm
>> Điệp viên hoàn hảo X6 - Kỳ 3: Bắt đầu cuộc sống kép
>> Điệp viên hoàn hảo X6 - Kỳ 2: Tìm đường đến Mỹ
>> Điệp viên hoàn hảo X6 - Kỳ 1: Sứ mệnh bắt đầu

Lúc 10 giờ 30 sáng 5.2.1975, nhằm ngày 25.12 âm lịch, một chiếc Antonov AN-24 cất cánh từ sân bay quân sự Gia Lâm ở Hà Nội tới Đồng Hới, một thị xã cảng cá nhỏ nằm cách chừng năm trăm cây số về phía nam. Trên máy bay là tướng bốn sao Văn Tiến Dũng, người đã từng làm việc bên cạnh một tướng bốn sao khác của Bắc Việt, vị Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Ông Dũng là Tổng tham mưu trưởng Quân đội từ năm 1953, và ở độ tuổi 56, lúc này ông là thành viên trẻ nhất của Bộ Chính trị.

Các phương thức nghi binh và bí mật cao độ đã được triển khai cho chuyến đi của ông Dũng. Tài xế chiếc xe hơi Volga do Nga sản xuất thường chở ông Dũng đi làm được lệnh chạy hai chuyến đi về giữa tư dinh ông Dũng và tổng hành dinh của quân đội như thường lệ. Lính tráng vẫn được lệnh chơi bóng chuyền như mọi ngày trước nhà ông. Báo chí tại Hà Nội đưa tin về các hoạt động được cho là của ông Dũng mấy tuần sau khi ông đã đi khỏi Hà Nội...

Tại Đồng Hới, trung tướng Đồng Sỹ Nguyên cùng một đội xe của Sở chỉ huy Đoàn 559 ra đón ông Dũng. Ông Dũng sau đó được đưa tới sông Bến Hải, rồi lên thuyền máy; vào chiều muộn của cái ngày rất lạnh hôm đó, họ tới tổng hành dinh của Đoàn 559 nằm ở phía tây Gio Linh.

Ông Dũng phổ biến các chỉ thị của Bộ Chính trị cho bộ tư lệnh mới thành lập của Chiến dịch 275 để giải phóng miền Nam. Các điệp viên ở Sài Gòn đã báo cáo chi tiết về cuộc họp tại Dinh Độc Lập giữa Tổng thống Thiệu với các tư lệnh quân đội và các vùng chiến thuật cách đấy non 2 tháng. Không ai trong phòng họp hôm đó biết rằng ông Dũng có một điệp viên dự cuộc họp bàn về các mục tiêu chiến tranh của Cộng sản trong năm 1975 này. Trong vòng hai tuần, một báo cáo chi tiết về cuộc họp chiến lược hôm đó đã tới tay ông Dũng, người bây giờ đã biết rõ tư duy chiến lược của Thiệu và các tư lệnh của ông ta nhằm đối phó với cái mà họ cho là kế hoạch chiến tranh của chính ông Dũng. Ông Thiệu tin rằng do Cộng sản chịu thương vong nặng nề trong năm 1968 và 1972, quân Bắc Việt giờ chỉ đủ khả năng đánh vào các thị xã nhỏ bé và biệt lập. Trong khi dự báo vùng đồng bằng sông Cửu Long và Cao nguyên Trung phần có thể bị tấn công, thì quyết định đưa ra vẫn là không củng cố sức mạnh cho vùng Cao nguyên Trung phần. “Tôi có các nguồn tin tốt tại cuộc họp đó, và họ nói với tôi về đánh giá của ông Thiệu,” ông Ẩn giải thích. “Tôi nhận được thông tin từ ít nhất hai người và ngay lập tức thảo báo cáo”.

Hoạt động của Ẩn trong giai đoạn này, đặc biệt nhất là những đóng góp trước Chiến dịch 275, giúp mang về cho ông Huân chương Chiến công cuối cùng. “Chuyện hồi trước thì tôi không được biết, chứ trong thời gian tôi làm cụm trưởng, những năm 72, 73, 74, mỗi năm Mỹ có tài liệu chiến lược gì quan trọng đều bị Hai Trung lấy tuốt luốt hết ráo”, ông Ba Minh, chỉ huy trực tiếp của Ẩn trong giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến, nói.

Tối 25.2.1975, ông Dũng ký vào bản đồ phác thảo nhiệm vụ, bố trí lực lượng và các tuyến hành quân trong cuộc tấn công vào Ban Mê Thuột. Trong vài ngày sau đó, ông Dũng và các tư lệnh của mình chuẩn bị sẵn sàng lực lượng để xung trận. Ngày 9.3, “Tuấn” gửi một bức điện bằng mật mã cho “Chiến” ở Hà Nội: “Ngày 10.3, chúng ta sẽ tấn công Ban Mê Thuột”.

Ngày 11.3.1975, “Tuấn” gửi một bức mật điện nữa cho “Đồng chí Chiến”: “Quân ta đã làm chủ hoàn toàn Ban Mê Thuột... Quân ta đang chuẩn bị dọn sạch các mục tiêu lân cận”. Ngày hôm sau, “Chiến” trả lời bằng những chỉ thị từ Bộ Chính trị: “Các đồng chí Lê Duẩn, Lê Đức Thọ và Võ Nguyên Giáp nhất trí rằng quân ta phải nhanh chóng quét sạch các đơn vị địch còn lại ở Ban Mê Thuột" và tiến về phía Pleiku...

Cuộc tấn công cuối cùng vào Sài Gòn sắp sửa bắt đầu. Buổi chiều ngày 7.4, một chiếc xe gắn máy chở ông Lê Đức Thọ, người đã chủ trì lễ kết nạp Phạm Xuân Ẩn vào Cộng sản hai mươi năm về trước, chạy tới sở chỉ huy của Đại tướng Dũng. Ông Thọ mang chiếc túi xách bên trong đựng tờ mệnh lệnh thực hiện cuộc tấn công cuối cùng mang tên, “Tiến tới thắng lợi cuối cùng”, trong đó khẳng định ông Dũng là Tư lệnh trưởng, còn Trần Văn Trà và Lê Đức Anh làm tư lệnh phó. Trong lời chia tay, Lê Đức Thọ nói với các viên tư lệnh của ông rằng “ngay cả khi chúng [Mỹ] mạo hiểm can thiệp thì chúng cũng không thể đảo ngược được tình hình. Chúng chỉ có thể nhận thêm thất bại nặng nề hơn mà thôi. Chúng ta nhất định chiến thắng”. Bộ Chính trị đặt tên cho kế hoạch mới là Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Cuộc tấn công vào Xuân Lộc, một khu vực phòng thủ trọng yếu của Quân lực Việt Nam Cộng hòa dọc theo quốc lộ 1, khởi sự vào ngày 9.4. Xuân Lộc rồi đây sẽ trở thành một trận chiến mang tính sử thi của cuộc chiến tranh, với việc Sư đoàn 18 Bộ binh Việt Nam Cộng hòa đã chiến đấu dũng mãnh trong tình thế quá chênh lệch lực lượng và đã cho thấy vì sao họ được coi là sư đoàn thiện chiến nhất của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Tuy nhiên, sau hai tuần đánh nhau ác liệt và đã tiêu diệt hơn năm ngàn quân địch và phá hủy ba mươi bảy xe tăng của Quân đội Bắc Việt, Sư đoàn 18 được lệnh rút quân và Xuân Lộc rơi vào tay Bắc Việt vào ngày 22.4. Ngày hôm sau, Tổng thống Ford nói với những người dự khán ở Đại học Tulane rằng, “nước Mỹ có thể lấy lại được niềm kiêu hãnh từng tồn tại trước Chiến tranh Việt Nam. Nhưng điều đó không thể đạt được bằng cách trở lại đánh nhau trong một cuộc chiến tranh mà đối với Mỹ nó đã kết thúc”...

Tổng thống Thiệu lúc này đã ra tuyên bố từ chức, nói với các cố vấn thân cận nhất rằng tình hình quân sự giờ đây đã hết hy vọng và rằng việc tiếp tục tại vị của ông có thể được coi là một sự cản trở đối với giải pháp hòa bình. Vào ngày 25.4.1975, ông bước lên chiếc máy bay C-118, số đuôi 231, từ Tân Sơn Nhứt đi Đài Bắc...

Larry Berman
Người dịch: Đỗ Hùng
Bản quyền và Thực hiện: First News - Trí Việt

LOẠT KÝ SỰ NHIỀU KỲ "GIẢI MÃ" PHẠM XUÂN ẨN 
CỦA NHÀ BÁO HOÀNG HẢI VÂN

>> “Giải mã” Phạm Xuân Ẩn - Kỳ cuối
>> “Giải mã” Phạm Xuân Ẩn - Kỳ 16
>> “Giải mã” Phạm Xuân Ẩn - Kỳ 15
>> “Giải mã” Phạm Xuân Ẩn - Kỳ 14
>> “Giải mã” Phạm Xuân Ẩn - Kỳ 13
>> “Giải mã” Phạm Xuân Ẩn - Kỳ 12
>> “Giải mã” Phạm Xuân Ẩn - Kỳ 11
>> “Giải mã” Phạm Xuân Ẩn - Kỳ 10
>> “Giải mã” Phạm Xuân Ẩn - Kỳ 9
>> “Giải mã” Phạm Xuân Ẩn - Kỳ 8
>> “Giải mã” Phạm Xuân Ẩn - Kỳ 7
>> “Giải mã” Phạm Xuân Ẩn - Kỳ 6
>> “Giải mã” Phạm Xuân Ẩn - Kỳ 5
>> “Giải mã” Phạm Xuân Ẩn - Kỳ 4
>> “Giải mã” Phạm Xuân Ẩn - Kỳ 3
>> “Giải mã” Phạm Xuân Ẩn - Kỳ 2
>> “Giải mã” Phạm Xuân Ẩn - Kỳ 1
>> Khởi đăng ký sự nhiều kỳ: "Giải mã" Phạm Xuân Ẩn

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.