Vậy thì, hãy đứng lên! Đó là điều tốt nhất bạn có thể làm cho sức khỏe của mình ngay bây giờ.
Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ngồi quá nhiều làm tăng tỷ lệ tử vong, theo trang CNET.
Mọi người đều muốn giữ gìn sức khỏe, nhưng muốn vậy phải tập thể dục.
Hóa ra, việc dễ hơn tập thể dục rất nhiều, nhưng cũng quan trọng như tập thể dục mà bạn có thể làm ngay - là đứng lên.
Hãy đứng lên! Đó là điều tốt nhất bạn có thể làm cho sức khỏe của mình ngay bây giờ |
Shutterstock |
Bởi vì ngồi quá nhiều gây nguy hiểm khôn lường cho sức khỏe.
Khi thế giới hiện đại hóa và số hóa, mọi người sẽ ngồi nhiều hơn. Vấn đề là ngày càng nhiều nghiên cứu tiết lộ, ngồi nhiều có tác hại rất lớn đến sức khỏe. Thậm chí, hành vi này còn được ví như hút thuốc!
Ngồi ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào
Nghiên cứu cho thấy ngồi nhiều hàng giờ đồng hồ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư, tiểu đường, bệnh về mạch máu như cục máu đông, lưu thông máu kém, đau cứng hoặc yếu cơ kể cả đau lưng, và trao đổi chất chậm lại.
Nói cách khác, càng ngồi nhiều càng có nhiều nguy cơ giảm cả tuổi thọ và chất lượng cuộc sống.
Ngay cả chưa gặp vấn đề nghiêm trọng, ngồi một chỗ có thể dẫn đến thể chất dần dần kém đi.
Hơn nữa, ngồi quá nhiều có thể tác động tiêu cực đến tinh thần và cả sức khỏe não bộ. Theo báo cáo của Trường Y Yale Medicine (Mỹ), ngồi nhiều còn dẫn đến trầm cảm và mất trí nhớ.
Nguy hiểm hơn, nhiều nghiên cứu đã phát hiện ngồi quá nhiều làm tăng tỷ lệ tử vong tổng thể hoặc tử vong do bệnh tật, theo CNET.
4 cách để giảm tác hại của việc ngồi cả ngày
1. Ngồi ít hơn (nếu được)
Để bắt đầu, nếu được, hãy cố gắng ngồi ít hơn. Sử dụng bàn đứng để làm việc với máy tính hoặc cũng có thể xen vào những khoảng thời gian 15 phút đứng lên khi xem truyền hình.
Sử dụng bàn đứng để làm việc với máy tính |
Shutterstock |
2. Chia nhỏ thời gian ngồi liên tục
Nghiên cứu cho thấy nên đứng lên sau mỗi 30 phút và vận động cơ thể trong 3 phút. Thậm chí chỉ cần bước 15 bước cũng đủ. Tuy nhiên, càng kết hợp nhiều vận động trong ngày càng tốt.
Tiến sĩ Erik Nastlünd, giáo sư Viện Karolinska, người dẫn đầu nghiên cứu, đề nghị nên đặt hẹn giờ 30 phút đứng lên một lần mỗi khi ngồi vào bàn làm việc, theo CNET.
Để tránh ngồi quá nhiều, nếu được, hãy tập thói quen:
- Đi bộ trong khi gọi điện
- Sử dụng ly hoặc chai nước nhỏ hơn để phải đi lấy nước thường xuyên hơn
- Đi cầu thang bộ thay vì thang máy
- Nếu đi xe buýt, hãy đứng
- Hãy đi dạo tán gẫu trong giờ nghỉ trưa
3. Tập thể dục thường xuyên
Hãy tích cực vận động mỗi ngày trong ít nhất 30 phút. Tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm bớt tác hại của ngồi nhiều, theo CNET.
4. Ngồi đúng cách
Hãy đảm bảo tư thế ngồi không gây căng thẳng quá mức cho cơ thể. Tốt nhất nên:
- Đặt bàn chân phẳng trên sàn với đầu gối gập 90 độ
- Giữ thẳng cổ
- Thư giãn vai
- Đặt tay lên bàn sao cho khuỷu tay tạo một góc 90 độ và nâng cổ tay khi bấm bàn phím
- Có thể dùng gối kê sau lưng để duy trì độ cong tự nhiên của cột sống.
Bình luận (0)