Việc Ấn và Nhật tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư không làm Trung Quốc lo lắng bằng bước tiến mới trên lĩnh vực hợp tác hạt nhân, quân sự, quốc phòng và hoạt động trên biển.
Quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc hiện đâu có đến nỗi nào nhưng giữa hai bên vẫn tồn tại dai dẳng tranh chấp chủ quyền lãnh thổ. Bắc Kinh trong thâm tâm vẫn cho rằng chiến lược “Hướng Đông” của Ấn Độ còn nhằm “bao vây Trung Quốc” và mọi sự thúc đẩy quan hệ của New Delhi với các nước châu Á đều là nỗ lực gây dựng “liên minh chiến lược kiềm chế và cạnh tranh với Trung Quốc”.
Những vướng mắc giữa Nhật Bản và Trung Quốc lại rất nóng bỏng trong thời gian qua. Việc đẩy mạnh quan hệ song phương về quân sự, quốc phòng, hạt nhân và hợp tác trên biển giúp Ấn Độ hiện diện quân sự nhiều hơn ở Thái Bình Dương và giúp Nhật Bản tương tự ở Ấn Độ Dương. Cả hai việc ấy đều khiến Trung Quốc cảm thấy bất lợi. New Delhi và Tokyo tạo thành cặp bài trùng mới với ảnh hưởng và tác động rất đáng kể tới hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực. Vì thế, trong khi có hai phía vui thì cũng còn một bên e ngại.
La Phù
>> Tên lửa Ấn Độ sẽ mang nhiều đầu đạn hạt nhân cùng lúc
>> Ấn Độ muốn hợp tác hạt nhân với Nhật
>> Thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ
>> Ấn Độ bắn thử tên lửa BrahMos từ tàu khu trục
>> Trung Quốc tuyên bố mở cửa thị trường nội địa với Ấn Độ
>> Ấn Độ bác đề nghị của Trung Quốc về biển Đông
>> Thủ tướng Trung Quốc thăm Ấn Độ
>> Sức mạnh đội tàu sân bay Ấn Độ
>> Sóng ngầm giữa Ấn Độ Dương
>> Ấn Độ, Trung Quốc đều sẽ mua 100 tàu chiến trước năm 2032?
Bình luận (0)