Hạn chế ăn nhiều đường để tránh bệnh

07/02/2017 21:03 GMT+7

Sản phẩm tinh chế từ đường ăn có thể gây nguy hại cho sức khỏe. Thêm đường, đặc biệt là ăn quá nhiều đường có thể gây tác hại cho quá trình trao đổi chất và đóng góp vào sự phát triển của nhiều bệnh.

Dưới đây là những lý do đáng lo ngại khi bạn ăn nhiều đường, theo naturalnews.
Sâu răng
Ăn đường làm tăng 10-20% calo hoặc nhiều hơn được hấp thu vào cơ thể, từ đó có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe. Đường còn giúp nuôi vi khuẩn có hại trong miệng, gây sâu răng.
Gan quá tải
Đường bao gồm glucose và fructose. Trong hệ tiêu hóa, đường được chia thành đường đơn là glucose và fructose trước khi vào máu. Glucose chuyển hóa ở mọi tế bào trong cơ thể. Ngược lại, fructose có trong chế độ ăn uống và chỉ chuyển hóa ở gan.
Ăn lượng vừa phải fructose từ trái cây sẽ không gây ảnh hưởng có hại vì nó sẽ được biến thành glycogen và sau đó được lưu trữ trong gan. Ngược lại, ăn nhiều fructose sẽ quá tải cho gan nếu gan đầy glycogen, buộc các cơ quan biến fructose thành chất béo. Ăn liên tục đường fructose sẽ dẫn đến gan nhiễm mỡ và hội chứng chuyển hóa.

tin liên quan

Những cách thoát khỏi cơn thèm đường
Ăn đường quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường loại 2, huyết áp cao, bệnh tim, bệnh truyền nhiễm, hội chứng gan nhiễm mỡ...
Bệnh gan nhiễm mỡ
Ăn nhiều fructose có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ. Sau khi biến thành chất béo trong gan, fructose được vận chuyển ra ngoài như hạt cholesterol LDL. Tuy nhiên, một số các chất béo sẽ ở lại gan dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ không cồn (NAFLD), có liên hệ chặt chẽ với các bệnh chuyển hóa. Các nghiên cứu đã tìm thấy những người bị gan nhiễm mỡ tiêu thụ gấp 2-3 lần fructose so với người bình thường.
Kháng insulin
Ăn uống quá nhiều đường có thể khiến glucose vào máu quá tải, rất độc hại và có thể gây ra biến chứng ở bệnh nhân tiểu đường, trong đó có bệnh thần kinh, mù lòa.
Glucose vào máu càng nhiều thì insulin càng cao hơn làm cho các tế bào chống lại insulin dẫn đến đề kháng insulin, có nghĩa là các tế bào đẩy lùi insulin.
Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy rằng tiêu thụ nhiều đường có liên quan đến kháng insulin - được cho là một nguyên nhân hàng đầu của nhiều bệnh, trong đó có hội chứng chuyển hóa, béo phì, bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường loại 2.
Bệnh tiểu đường loại 2
Glucose trong máu cao (tăng đường huyết) kinh niên và kháng insulin làm tụy sản xuất nhiều insulin hơn dẫn đến nồng độ insulin cao trong máu (tăng insulin).
Khi tuyến tụy sản xuất insulin ở công suất cao có thể trở nên kiệt sức làm cho tuyến tụy sản xuất ít insulin, do đó làm cho lượng đường huyết duy trì cao. Tình trạng này được chẩn đoán với bệnh nhân mắc tiểu đường loại 2.

tin liên quan

5 sự thật cần biết về đường đối với sức khỏe
Hầu hết thực phẩm chúng ta ăn đều có đường, nhưng cách chọn thực phẩm chứa đường nào là tốt cho sức khỏe không phải ai cũng biết. Dưới đây là 5 sự thật về đường với sức khỏe, theo Medical Daily.
Mau đói
Nghiên cứu cho thấy ăn nhiều đường fructose làm tăng cảm giác đói hơn.
Nghiện đường
Tương tự như ma túy, đường làm tăng dopamine ở trung tâm phần thưởng não. Do đó những người ăn nhiều đường dễ bị nghiện đường và thèm ăn thức ăn vặt khác.
Béo phì
Ăn đường ảnh hưởng đến nội tiết tố và não bộ dẫn đến giảm cảm giác no và có thể khiến người nghiện mất kiểm soát tiêu thụ thực phẩm. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan mạnh mẽ giữa việc tiêu thụ đường và béo phì.

tin liên quan

Những thói quen xấu gây hại thận
Các nhà nghiên cứu nhận thấy những người có thói quen không lành mạnh có nguy cơ mắc bệnh thận cao hơn 300% so với những người có thói quen lành mạnh.
Tăng cholesterol
Có bằng chứng cho thấy rằng đường có thể là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim thông qua các tác động có hại của fructose dẫn đến các vấn đề trao đổi chất.
Tiêu thụ fructose quá mức làm tăng các yếu tố nguy cơ chính gây bệnh tim, bao gồm triglycerides tăng, cholesterol cao, tăng glucose máu, mức insulin và béo phì ở bụng...
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.