Kết quả cuộc thi viết Nghĩa tình miền Tây

Nguyên Vân
Nguyên Vân
11/11/2022 07:21 GMT+7

Cuộc thi viết Nghĩa tình miền Tây nhận bài dự thi từ ngày 1.6 - 30.9. Sau khi kết thúc thời hạn nộp bài dự thi, Ban tổ chức vẫn tiếp tục chọn đăng các tác phẩm có chất lượng trên báo in Thanh Niên và Thanh Niên Online đến ngày 5.11.

Vườn quốc gia Tràm Chim tại H.Tam Nông, Đồng Tháp

Công Hân

Trải qua 2 vòng sơ khảo và chung khảo, 2 hội đồng giám khảo: hạng mục tản văn, tùy bút, ghi chép có nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, nhà báo Trần Hoàng Tuyên - Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp, Trưởng đại diện tạp chí Thế giới hội nhập tại ĐBSCL, nhà báo Hải Thành - Phó tổng biên tập Báo Thanh Niên, Trưởng ban giám khảo, nhà báo Lâm Hiếu Dũng - Phó tổng biên tập Báo Thanh Niên; hạng mục chính luận có GS-TS Võ Tòng Xuân, nhà báo Trần Hoàng Tuyên, nhà báo Hải Thành, nhà báo Lâm Hiếu Dũng và nhà báo Nguyên Hằng - Trưởng ban Kinh tế Báo Thanh Niên, đã chấm, chọn được kết quả:

Hạng mục tản văn, tùy bút, ghi chép:

- 1 Giải nhất: Đình ông Nguyễn…, tác giả Nguyễn Chí Ngoan (Kiên Giang).

- 1 Giải nhì: Mênh mang miền Tây một cõi, tác giả Linh Chi (Thừa Thiên-Huế).

- 2 Giải ba: Làm rể miền Tây, tác giả Nguyễn Hội (Long An) và Miền Tây, thương nhau thương từ giọng điệu, tác giả Tạ Tư Vũ (TP.HCM).

- 6 Giải khuyến khích (vì có 2 bài trùng số điểm nên Ban tổ chức quyết định tăng thêm 1 giải so với thể lệ): Mùa hạ, miệt thứ và tôi, tác giả Lê Thị Mỹ Thạnh (Phú Yên); Miền đất hứa, tác giả Thanh Hương (Cần Thơ); Giỗ quải miền Tây, tác giả Lê Quang Trạng (An Giang); Cô gái Khmer năm đó, tác giả Hoàng My (TP.HCM); Lòng người rộng như sông…, tác giả Nguyễn Thị Như Hiền

(TP.HCM); Nhớ ngọn khói lam, thương bếp cà ràng, tác giả Tâm Lang (Bạc Liêu).

Hạng mục chính luận - tác phẩm đề xuất, kiến nghị, hiến kế xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội các tỉnh miền Tây:

- 1 Giải nhất: Định vị thành phố đảo động lực trên hành lang phát triển Tây Nam bộ, tác giả Lê Hồng Xương (TP.HCM).

- 1 Giải nhì: Giải pháp “cứu” bờ biển Đồng bằng sông Cửu Long, tác giả Lưu Đình Long (TP.HCM).

- 2 Giải ba: Giới thiệu mô hình chỉnh thể sinh thái, tầm nhìn tới năm 2050 cho Đồng bằng sông Cửu Long, tác giả Mạc Yên (Cần Thơ); Phân tích yếu tố con người và đề xuất mô hình du lịch tình nguyện, khám phá phát triển cho một số dân tộc ở Đồng bằng sông Cửu Long, tác giả Trần Công Tâm Anh (Nga).

- 5 Giải khuyến khích: Thúc đẩy xuất khẩu nông sản chính ngạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tác giả Lê Văn Hưởng (Tiền Giang); Giành giật Đồng bằng sông Mekong với “cát tặc”, tác giả Trúc Tùng (TP.HCM); Vì một miền Tây thịnh vượng, tác giả Hạnh Phúc (Quảng Ngãi) và 2 tác phẩm của tác giả Đức Bảo (Khánh Hòa): Xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc - góc nhìn khác từ Đồng bằng sông Cửu Long; Phát triển nông nghiệp thích ứng và bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Ngoài ra, còn có một giải phụ: Bài viết được yêu thích nhất (căn cứ lượt xem và like trên thanhnien.vn: Cần Thơ không cô đơn, tác giả Phan Hoàng Vinh (Cần Thơ); Bài viết hay nhất về quê hương Đồng Tháp Mười: Thả dớn đón cá linh non, tác giả Lê Nữ Kim Cương (TP.HCM).

Ban tổ chức cũng chọn những tác phẩm chất lượng để in sách Nghĩa tình miền Tây, phát hành vào ngày trao giải. Lễ tổng kết trao giải cuộc thi viết Nghĩa tình miền Tây sẽ diễn ra vào 8 giờ ngày 18.11 tại Hội trường trụ sở khối các cơ quan đơn vị sự nghiệp tỉnh Đồng Tháp.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.