Lo ngại tên lửa Iskander của Nga, Đức xem xét mua hệ thống phòng không đối phó

02/04/2022 19:29 GMT+7

Đức đang xem xét mua một hệ thống phòng thủ chống tên lửa từ Israel hoặc Mỹ để ngăn chặn các mối đe dọa, bao gồm hệ thống tên lửa Iskander của Nga ở Kaliningrad.

Tham mưu trưởng quân đội Đức Eberhard Zorn

reuters

Tuần báo Đức Welt am Sonntag ngày 2.4 đưa tin Berlin đang cân nhắc việc mua một hệ thống phòng thủ tên lửa từ Mỹ hoặc Israel để đối phó với tổ hợp tên lửa Iskander của Nga.

Trong bài phỏng vấn với tờ Welt am Sonntag đăng ngày 2.4, Tham mưu trưởng quân đội Đức Eberhard Zorn nói tên lửa Iskander có tầm bắn bao phủ gần như toàn bộ Tây Âu và Đức hiện không có lá chắn tên lửa nào để bảo vệ trước mối đe dọa này.

"Israel và Mỹ có những hệ thống như vậy. Chúng tôi thích cái nào hơn? Liệu chúng tôi có thể thiết lập một hệ thống (phòng thủ tên lửa) chung cho NATO không? Đây là những câu hỏi chúng tôi cần trả lời lúc này", ông Zorn cho biết.

Lo ngại tên lửa Iskander Nga, Đức ngắm nghía "lá chắn" của Israel, Mỹ

Ông Zorn không nói rõ tên của các hệ thống tên lửa đang được Berlin cân nhắc, nhưng nhiều khả năng đó là hệ thống Arrow 3 do Israel Aerospace Industries chế tạo và hệ thống THAAD của Mỹ do Raytheon sản xuất.

Vào năm 2018, Nga thông báo nước này đã triển khai tổ hợp tên lửa Iskander tới khu vực Kaliningrad, phần lãnh thổ của Nga nằm giữa Ba Lan và Lithuania. Iskander là một hệ thống tên lửa đạn đạo di động và hai tên lửa dẫn đường, trong đó hai tên lửa này đều có thể mang đầu đạn hạt nhân hoặc quy ước. Tổ hợp này được Nga dùng để thay thế tên lửa Scud của Liên Xô.

Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ

reuters

Trong bài phát biểu mang tính bước ngoặt vài ngày sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sựUkraine, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết Berlin sẽ tăng chi tiêu quốc phòng lên hơn 2% GDP bằng cách bơm 110 tỉ USD cho quân đội. Ông Zorn là một trong các quan chức cấp cao tham vấn với Thủ tướng Scholz về cách sử dụng số tiền này.

"Cho đến nay, chỉ có một điều rõ ràng: Chúng tôi không có thời gian và tiền bạc để tự phát triển các hệ thống (phòng thủ tên lửa) của mình vì mối đe dọa tên lửa đã hiển hiện", ông Zorn nói.

"Vòm Sắt" của Israel ngăn chặn tên lửa như thế nào?

Nhà lãnh đạo này cũng cho biết Berlin đã bắt đầu xem xét việc mua các hệ thống tên lửa tầm ngắn và bây giờ họ phải đưa ra quyết định. Đức đang thiếu hệ thống phòng thủ tên lửa tầm ngắn, vốn có thể được sử dụng để bảo vệ lực lượng đang hành quân hoặc đang triển khai.

Ngoài ra, quân đội Đức sẽ phải chi khoảng 22 tỉ USD đến năm 2032 để bổ sung kho đạn của mình, ông Zorn nói thêm.

Xem hệ thống phòng không THAAD Mỹ thử nghiệm đánh chặn tên lửa
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.