Nếu bạn đang bị mất cảm giác ngon miệng, chán ăn thì có thể cơ thể đang gặp một số vấn đề sau:
Tác dụng phụ của thuốc
Khi bệnh nhân bị mất cảm giác ngon miệng, điều đầu tiên một bác sĩ nên làm là nhìn vào các lại thuốc mà bệnh nhân uống, Reader’s Digest dẫn lời bác sĩ nội khoa Michael Finkelstein tại bệnh viện Scarsdale Medical Group (Mỹ).
Nhiều loại thuốc có thể làm mất cảm giác ngon miệng. Chúng thường là các loại thuốc giảm đau, kháng sinh, huyết áp. Những loại thuốc này có thể ảnh hưởng xấu đến dạ dày, khiến người uống không muốn ăn. Một trong những loại phổ biến nhất là thuốc giảm đau ibuprofen.
Cảm lạnh và cảm cúm
Một số loại bệnh thông thường có thể làm mất cảm giác ngon miệng tạm thời, như cảm lạnh, cảm cúm, nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm vi khuẩn, vi rút, các bệnh về đường tiêu hóa như buồn nôn, táo bón, ngộ độc thực phẩm, bác sĩ Finkelstein cho biết.
Mất cân bằng tuyến giáp
Cả hai tình trạng suy giáp, tuyến giáp hoạt động kém, và cường giáp, tuyến giáp hoạt động quá mức, đều khiến người bệnh mất cảm giác thèm ăn.
Tuyến giáp tiết hoóc môn vào máu giúp điều chính quá trình trao đổi chất của cơ thể. Do đó, suy giáp hay cường giáp đều ảnh hưởng đến hoóc môn và từ đó tác động đến cảm giác thèm ăn, theo Reader’s Digest.
Căng thẳng
Bất kỳ sự bất ổn nào trong cuộc sống, từ căng thẳng gia đình, mất việc đến mất người thân yêu, đều có thể tác động xấu đến cảm giác thèm ăn, theo Mayo Clinic.
Trong khi đó với một số trường hợp, những căng thẳng cuộc sống lại kích thích ăn nhiều. Hiện tượng này cũng khá phổ biến.
Bệnh phổi
Một số loại bệnh phổi như tắc nghẽn mạn tính, khí phế thũng, viêm phế quản mạn hay hen suyễn nặng có thể làm giảm cảm giác thèm ăn ở người bệnh, thậm chí dẫn đến suy dinh dưỡng, theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Journal of Translational Internal Medicine.
Một phần nguyên nhân là chức năng phổi bị ảnh hưởng khiến bệnh nhân ít vận động, từ đó làm giảm cảm giác thèm ăn. Bệnh nhân cũng có thể bị trầm cảm, làm mọi chuyện trở nên nghiêm trọng hơn, theo Reader’s Digest.
Bình luận (0)