Mất ngủ làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Thiên Lan
Thiên Lan
08/06/2019 14:30 GMT+7

Các nhà khoa học đã lo sợ trong nhiều năm rằng việc thiếu ngủ có thể gây ra chứng mất trí nhớ , giờ đây một thí nghiệm đột phá đã có khám phá ra sự thật về điều này.

Các nhà khoa học tại Đại học East Anglia (Anh) triển khai thí nghiệm với 40 người tham gia cho nghiên cứu mới
Điều gì xảy ra trước tiên, có phải sự tích tụ của những đêm mất ngủ khiến não bị hỏng không? Hay những người có nguy cơ cao mắc bệnh Alzheimer thường phải vật lộn với giấc ngủ?
Nhằm tìm hiểu vấn đề, một nghiên cứu tiên phong của Anh đã được thực hiện trong phòng thí nghiệm về giấc ngủ tiên tiến tại Đại học East Anglia (Anh).
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu trên 40 tình nguyện viên tham gia thí nghiệm.
Sau khi được kiểm tra di truyền để xác định nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, những người tham gia được chia thành hai nhóm.
Một nhóm được cho thức liên tục trong 40 giờ, còn nhóm kia ít bị mất ngủ hơn và được phép ngủ trưa một chút.
Những người tham gia phải trải qua một loạt các thử nghiệm đầy thách thức để đánh giá trí nhớ, sự cân bằng, phối hợp và tập trung.
Đúng như dự đoán của tiến sĩ Alpar Lazar từ Trường đại học Khoa học Sức khỏe (Anh), những người có nguy cơ bị chứng mất trí nhớ cao nhất cho kết quả tồi tệ hơn nhiều so với những người khác khi bị thiếu ngủ, theo Mail Online.
Tiến sĩ Alpar Lazar giải thích: Các nghiên cứu cho thấy những người có nguy cơ cao do di truyền của bệnh Alzheimer, phải vật vã nhiều hơn với việc mất ngủ.
Kết quả cũng đã chứng minh có sự kết hợp giữa giấc ngủ kém và nguy cơ cao do di truyền đối với bệnh Alzheimer, gây ra nhiều nguy cơ phát triển các vấn đề về nhận thức, cũng như phát triển chứng mất trí nhớ, so với những người không có nguy cơ này.
Cuối cùng, điều này có thể giúp các bác sĩ xác định chứng mất trí nhớ ở giai đoạn sớm, thông qua các vấn đề về giấc ngủ, hoặc việc thực hiện khó khăn các công việc hằng ngày khi mệt mỏi, theo Mail Online.
Các tình nguyện viên được trải qua một bài kiểm tra trí nhớ được thiết kế để đo khả năng của bộ não bị mất ngủ.
Sau 21 tiếng thức liên tục, các tình nguyện viên nhận thấy càng thức lâu, não của họ càng rối loạn.
Đã đến lúc các dấu hiệu của nguy cơ cao do di truyền bắt đầu xuất hiện.
Những người mang gen di truyền có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ cao gấp 12 lần, thậm chí có thể gặp phải các rối loạn tâm thần như ảo giác hoặc các cơn hoảng loạn.
Sau đó, những người tham gia được thực hiện một loạt thử nghiệm đầu tiên.
Họ đã trải qua các thử nghiệm về từ ngữ, hình ảnh. Sau đó là thử nghiệm liên quan đến việc giữ thăng bằng. Sau đó vài tiếng, các bài kiểm tra được lặp lại một lần nữa.
Ở những người bình thường, melatonin, được giải phóng khi trời tối và làm chậm các quá trình hoạt động của cơ thể, khiến chúng ta buồn ngủ. Ở những người mắc chứng mất trí nhớ, việc giải phóng các hóa chất này bị phá vỡ, theo Mail Online.
Tất cả các tình nguyện viên phải thực hiện bài kiểm tra di truyền xem xét các biến thể của gen liên quan đến nguy cơ mắc bệnh Alzheimer có tên là APOE.
Có khoảng 5% dân số mang hai bản sao của biến thể E4 của gen APOE, khiến họ có khả năng phát triển bệnh Alzheimer cao gấp 15 lần sau này. Với những người không có bản sao của biến thể E4, nguy cơ mắc bệnh Alzheimer ở tuổi 75 là ít hơn 2%.
Người có một bản sao của biến thể làm tăng rủi ro lên khoảng 6%. Hai bản sao có nguy cơ tăng lên 28% ở tuổi dưới 75 tuổi và con số này tăng lên đến 60% khi đạt 85 tuổi.
Nhiều người đã biết những người mắc bệnh thần kinh, thoái hóa như Alzheimer, thường không ngủ được.
Từ lâu, người ta đã tin rằng những người mất ngủ kinh niên có nhiều nguy cơ bị tổn thương não không thể hồi phục. Một số nghiên cứu ước tính rằng nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ chiếm 1/3 số người mắc chứng mất ngủ kinh niên, theo Mail Online.
Chúng ta cũng biết rằng những người uống thuốc ngủ thường xuyên có nhiều khả năng bị suy giảm nhận thức về sau.
Không còn nghi ngờ gì về việc giấc ngủ kém và bệnh Alzheimer song hành cùng nhau. Nhưng cho đến nay, khoa học vẫn chưa thể tiết lộ nguyên nhân của mối quan hệ này.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.