• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Việc làm Liên hệ
Theo dõi báo trên

Mì ăn liền Hàn Quốc 'hốt bạc' nhờ Covid-19

Khánh An
Khánh An
25/04/2022 11:30 GMT+7

Trung Quốc dẫn đầu các thị trường nước ngoài tiêu thụ mì ăn liền Hàn Quốc trong tháng 3 với 19,08 triệu USD với vị trí thứ 2 là Mỹ với 9,75 triệu USD.

Mì gói bày bán tại một siêu thị ở Seoul, Hàn Quốc

Ảnh chụp màn hình yonhap

Hãng Yonhap ngày 25.4 đưa tin xuất khẩu mì ăn liền của Hàn Quốc tăng đến 20% trong tháng 3 nhờ đại dịch Covid-19 cũng như sự phổ biến của văn hóa K-Pop (nhạc pop Hàn Quốc).

Nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á đạt doanh thu 71,58 triệu USD từ xuất khẩu mì ăn liền (ramyeon) trong tháng trước, tăng đáng kể so với mức 59,62 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu vừa công bố của Cơ quan Hải quan Hàn Quốc.

Xuất khẩu mì ăn liền của Hàn Quốc tăng 35,8% so với tháng 2 và là lần đầu tiên xuất khẩu sản phẩm này vượt mức 70 triệu USD/tháng.

Mức tăng xuất khẩu mì ăn liền Hàn Quốc được cho là nhờ sự phổ biến toàn cầu của phim ảnh và âm nhạc của nước này.

Những người hâm mộ K-Pop tỏ ra rất thích sản phẩm Chapaguri, món mì gây dấu ấn trong bộ phim Ký sinh trùng (Parasite) đoạt giải Oscar, và hỗn hợp mì tương đen Chapaghetti với mì cay dạng udon Neoguri.

Mì ăn liền Hàn Quốc còn là thực phẩm khẩn cấp trong đại dịch Covid-19, khi quy định khiến nhiều người phải ở nhà, theo giới nghiên cứu thị trường.

Trong tháng 3, Trung Quốc là thị trường nước ngoài lớn nhất của mì ăn liền Hàn Quốc, với doanh thu xuất khẩu đạt 19,08 triệu USD. Xếp thứ 2 là Mỹ với 9,75 triệu USD, tiếp theo là Nhật Bản (5,71 triệu USD), Thái Lan (2,9 triệu USD) và Canada (2,89 triệu USD).

Ngược lại, xuất khẩu mì ăn liền Hàn Quốc sang Nga giảm 58% so với năm ngoái, xuống còn 540.000 USD trong tháng trước, sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine. Xuất khẩu của Hàn Quốc sang Ukraine giảm về 0 so với mức 36.000 USD trong tháng 2.

Giới phân tích cho biết số mì ăn liền Hàn Quốc bán tại các nước trong tháng 3 cao hơn nhiều so với con số trên, do nhiều công ty Hàn Quốc có nhà máy ở nước ngoài và bán ngay tại các nước đó.

Theo số liệu gần đây nhất được Hiệp hội Mì ăn liền thế giới (WINA) đưa ra vào tháng 5.2021, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ mì ăn liền lớn nhất thế giới với 46,35 tỉ gói trong năm 2020. Tiếp theo là Indonesia (12,46 tỉ gói), Việt Nam (7,03 tỉ gói), Ấn Độ (6,73 tỉ gói), Nhật Bản (5,97 tỉ gói) và Mỹ (5,05 tỉ gói).

Top

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.