Nhưng bồi thẩm đoàn đã phải tuyên trắng án cho anh vì mọi cáo buộc đã được chứng minh là anh đã ngủ trong toàn bộ sự kiện, theo Power Of Positivity.
Theo Mayo Clinic, mộng du xảy ra ở trẻ em nhiều hơn người lớn.
Để hiểu về mộng du, trước tiên phải biết qua về các giai đoạn của giấc ngủ.
Các giai đoạn của giấc ngủ
Theo Viện Quốc gia về Rối loạn Thần kinh và Đột quỵ (Mỹ), có 4 giai đoạn ngủ như sau:
• Giai đoạn 1:
Đây là trạng thái lơ mơ hay ngủ thiu thiu. Nếu thức giấc sẽ khó ngủ lại.
• Giai đoạn 2:
Người ngủ có thể ý thức một cách lơ mơ. Người ngủ vẫn có thể bị tỉnh giấc bởi các âm thanh.
• Giai đoạn 3:
Giai đoạn ngủ sâu. Rất khó để đánh thức bạn khỏi giai đoạn này vì các cơ hoàn toàn thư giãn, mắt và tay chân bất động.
• Giai đoạn 4:
Là giai đoạn ngủ mơ, thường xảy ra khoảng 90 phút sau khi bắt đầu ngủ. Mọi thứ trong cơ thể đều ở mức như đang thức.
Tuy nhiên, điều quan trọng là cơ thể đã bị tê liệt, và không thể làm theo các giấc mơ, nhằm đảm bảo an toàn.
Đó là lý do tại sao mọi người bị giật mình khi đang mơ, nhưng không thể cử động trong vài giây. Nguyên nhân là do não thức nhưng cơ thể vẫn đang ngủ do cơ bắp không thể cử động. Vì vậy, việc chuyển đổi giữa thức và ngủ gặp trục trặc. Đó có thể là một trải nghiệm khá đáng sợ, nhưng chỉ kéo dài trong vài giây.
Tuy nhiên, đây là giai đoạn cơ thể được tái tạo.
Tại sao có những người bị mộng du?
Theo Hiệp hội Giấc ngủ Mỹ, mộng du là một chứng rối loạn kích thích. Khoảng 4% người lớn và 22% trẻ em bị mộng du.
Giai đoạn phổ biến nhất xảy ra mộng du là giai đoạn 3 của giấc ngủ, theo Power Of Positivity.
Không thể mộng du hoặc nói chuyện trong giai đoạn 4 - giai đoạn ngủ mơ, vì cơ thể đã bị tê liệt như giải thích ở trên.
Nên lưu ý rằng rất khó để đánh thức một người khi họ đang ở giai đoạn này, do đó, rất khó để đánh thức một người đang mộng du hay đang nói mớ.
|
Triệu chứng của mộng du là gì?
Thông thường, một người sẽ mộng du khoảng 1 - 2 giờ sau khi rơi vào giai đoạn ngủ sâu.
Mộng du sẽ không thể xảy ra trong một giấc ngủ ngắn.
Hầu hết các cơn mộng du chỉ kéo dài trong vài phút. Tuy nhiên, một số người có thể trải qua cơn mộng du dài hơn nhiều.
Sau đây là các triệu chứng chung của mộng du
• Đứng lên ra khỏi giường và đi lại trong phòng.
• Cũng có thể ngồi hoặc đứng với đôi mắt mở to, ngay cả khi vẫn đang ngủ.
• Có thể giật mình với đôi mắt mở to ngơ ngác.
• Nếu người khác cố gắng giao tiếp, sẽ không thể trả lời.
• Có thể khó đánh thức khỏi trạng thái này.
• Cuối cùng khi thức dậy, có thể bị choáng váng và bối rối trong vài phút.
• Người mộng du thường không nhớ gì về cơn mộng du khi thức dậy.
• Vì giấc ngủ bị gián đoạn, người mộng du có thể bị lơ mơ vào ngày hôm sau.
• Cũng có thể gặp những cơn ác mộng hoặc nỗi kinh hoàng khi mộng du, theo Power Of Positivity.
Các triệu chứng nghiêm trọng của mộng du
• Người mộng du có thể thực hiện các hoạt động hằng ngày, như cố gắng nói chuyện, mặc quần áo hoặc ăn uống.
• Cũng có thể đi ra khỏi nhà hoặc thậm chí lái xe.
• Đôi khi, có thể đi tiểu trên sàn nhà vì nghĩ rằng mình đang ở trong nhà vệ sinh.
• Trong một số trường hợp hiếm hoi, có thể trở nên bạo lực như đang thực hiện một giấc mơ.
• Cũng có nguy cơ ngã xuống cầu thang hoặc cố gắng nhảy ra cửa sổ, theo Power Of Positivity.
Những ai có thể bị mộng du?
Một người có thể bị mộng du nếu có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào sau đây:
1. Di truyền
Khoảng 22% trẻ em bị mộng du. Tuy nhiên, có đến 47% trẻ em bị mộng du nếu cha hoặc mẹ có tiền sử mắc bệnh này và 61% trẻ em bị mộng du nếu cả cha và mẹ đều mắc bệnh này.
2. Tác dụng của một số loại thuốc
Các loại thuốc an thần có thể giúp ngủ sâu và trải qua giai đoạn mộng du, một bài báo được xuất bản bởi Sleep Medicine Reviews cho biết.
3. Căng thẳng
Căng thẳng có thể khiến cơ thể luôn trong trạng thái hoảng loạn và đấu tranh để sinh tồn. Căng thẳng cũng có thể dẫn đến mộng du.
4. Lạm dụng rượu
Rượu có chất gây ngủ, và uống nhiều rượu sẽ dẫn đến giấc ngủ sâu, có thể gây ra chứng mộng du.
5. Chấn thương não
Một nghiên cứu được xuất bản bởi tạp chí về bệnh thần kinh Neuropsychiatric Disease and Treatment Journal, cho thấy chấn thương sọ não có thể phá vỡ lịch trình ngủ bình thường, có thể gây ra chứng ngưng thở khi ngủ, chứng ngủ rũ và mộng du.
6. Thiếu ngủ
Thiếu ngủ có thể dẫn đến nguy cơ cao mắc chứng mộng du, có thể do mất nhiều thời gian hơn để ngủ sâu sau một thời gian thiếu ngủ.
Người bị mộng du nên làm gì?
Nếu một người luôn mộng du vào cùng một thời điểm mỗi đêm, hãy đặt báo thức để thức dậy trước giờ mộng du.
Tập thói quen đi ngủ lành mạnh để giúp dễ dàng chìm vào trạng thái ngủ sâu hơn.
Có nên đánh thức người đang mộng du không?
Hầu hết các chuyên gia khuyên không nên đánh thức đột ngột người mộng du. Bởi vì họ không nhận thức được tình hình của mình, một sự thức giấc bất chợt có thể gây ra sợ hãi, bối rối hoặc tức giận, theo Power Of Positivity.
Hãy hướng dẫn nhẹ người mộng du khỏi những nguy hiểm tiềm ẩn và quay trở lại giường.
Hãy nói nhỏ hoặc chạm nhẹ để đánh thức họ.
Nên làm gì để đảm bảo an toàn cho người mộng du?
• Cất các vật sắc nhọn ở xa tầm tay
• Đóng và chốt cửa ra vào và cửa sổ
• Loại bỏ các nguy cơ vấp ngã trên sàn nhà
• Lắp đặt đèn với cảm biến chuyển động
• Nếu cần, sử dụng chuông báo cửa hoặc chuông báo đi ngủ nếu một người rời khỏi giường
Đã có rất nhiều trường hợp người ta thực hiện những hành vi khủng khiếp khi bị mắc kẹt trong cõi nửa ngủ nửa mơ này, theo Power Of Positivity.
Bình luận (0)