Tự động phát
Ông Kahl cho biết hệ thống HIMARS của Mỹ sẽ đi kèm với tên lửa dẫn đường GMLRS. GMLRS là một vũ khí dẫn đường chính xác nặng hơn 226 kg.
Theo vị quan chức này, với tên lửa GMLRS, hiệu ứng tấn công sẽ giống một vụ không kích và vì vậy chỉ cần một số lượng nhỏ tên lửa này là đạt được hiệu quả đáng kể.
Khi tuyên bố sẽ cung cấp hệ thống HIMARS cho Ukraine vào ngày 1.6, Nhà Trắng nói sẽ gửi kèm với các loại “đạn chiến thuật” với ý nghĩa là tên lửa không dẫn đường có tầm bắn ngắn, từ 32 đến 60 km.
HIMARS có khả năng bắn các tên lửa đạn đạo với tầm bắn lên đến 300 km. Tầm bắn của hệ thống này phụ thuộc vào loại tên lửa được sử dụng.
Tổng thống Putin: Nga sẽ tấn công các mục tiêu chưa từng đụng đến nếu Ukraine nhận tên lửa tầm xa |
Hồi đầu tháng 6.2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đe dọa sẽ đáp trả nếu Mỹ gửi các bệ phóng rốc két đa nòng cho Ukraine. Ông cho biết Nga sẽ “đưa ra kết luận phù hợp và sử dụng vũ khí mà Nga có đầy đủ để tấn công các mục tiêu chưa từng bị tấn công”.
Dù ban đầu Mỹ hứa sẽ gửi 4 hệ thống HIMARS cho Ukraine và số vũ khí này đã “có sẵn” ở châu Âu, Lầu Năm Góc cho hay chúng vẫn chưa đến Ukraine. Theo ông Kahl, nhóm binh sĩ đầu tiên của Ukraine đang theo học khóa đào tạo để sử dụng bệ phóng tiên tiến này.
Nhà sản xuất Lockheed Martin cho biết một bệ phóng HIMARS có thể chứa 6 tên lửa GMLRS. Còn hệ thống M270 Anh hứa sẽ cung cấp cho Ukraine có thể mang 2 bệ phóng và chứa đến 12 tên lửa. Ông Kahl không nói rõ Mỹ sẽ gửi bao nhiêu tên lửa GMLRS cho Ukraine.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, kể từ khi bắt đầu xung đột, Ukraine đã mất hơn 500 hệ thống phóng tên lửa và hơn 1.900 khẩu pháo. Kyiv vẫn liên tục yêu cầu các đồng minh phương Tây cung cấp thêm vũ khí và đạn dược.
Kết thúc tuyên bố về hệ thống HIMARS, Thứ trưởng Kahl nói: “Chúng tôi sẽ cung cấp cho Ukraine những gì họ cần để nhắm vào các mục tiêu bên trong lãnh thổ Ukraine”.
Theo chân Mỹ, Anh sẽ chuyển pháo phản lực tầm xa cho Ukraine |
Bình luận (0)