Nga bác bỏ cáo buộc 'khủng bố hạt nhân' của Tổng thống Ukraine

Nga bác bỏ cáo buộc 'khủng bố hạt nhân' của Tổng thống Ukraine

24/06/2023 08:31 GMT+7

Tổng thống Volodymyr Zelensky hôm 22.6 cho biết các điệp viên Ukraine đã nhận được thông tin cho thấy Nga đang cân nhắc thực hiện một cuộc tấn công “khủng bố” tại nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia liên quan đến việc giải phóng bức xạ.

Các điệp viên Ukraine nhận được thông tin cho thấy Nga đang cân nhắc thực hiện một cuộc tấn công tại nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia nhằm làm thất thoát phóng xạ.

Đó là cáo buộc mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đưa ra hôm 22.6. Ông Zelensky cũng lặp lại lời kêu gọi gây áp lực để Nga chấm dứt việc kiểm soát nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu này.

Điện Kremlin bác bỏ cáo buộc của ông Zelensky, gọi đó là “thêm một lời nói dối nữa” và cho biết một nhóm thanh sát viên hạt nhân của Liên Hiệp Quốc đã đến thăm nhà máy và đánh giá cao hoạt động tại đây.

Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi đã đến thăm nhà máy vào tuần trước. Theo các báo cáo của Nga, ông sẽ gặp người đứng đầu cơ quan hạt nhân của Nga, Rosatom, vào ngày 23.6 tại Kaliningrad.

Nga bác bỏ sau khi bị Ukraine tố cân nhắc tấn công nhà máy điện hạt nhân - Ảnh 1.

Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi trong chuyến thăm nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia lần thứ 3

PRAVDA

Trong một video đăng tải trên kênh Telegram, Tổng thống Zelensky cho biết Kyiv đang chia sẻ thông tin về cơ sở do Nga kiểm soát ở miền nam Ukraine với tất cả các đối tác quốc tế từ châu Âu và Mỹ đến Trung Quốc, Ấn Độ.

“Tình báo đã nhận được thông tin rằng Nga đang xem xét kịch bản về một hành động khủng bố tại nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia - một hành động khủng bố với việc giải phóng bức xạ”, tổng thống Ukraine cáo buộc.

Nhưng ông không cho biết tình báo Ukraine dựa vào bằng chứng nào để khẳng định điều này.

Cả hai bên bên đã cáo buộc lẫn nhau về việc pháo kích vào 6 lò phản ứng tại nhà máy Zaporizhzhia. Những nỗ lực quốc tế nhằm thiết lập một khu vực phi quân sự xung quanh nhà máy cho đến nay đã thất bại.

Ukraine, khi còn là một phần của Liên Xô, đã hứng chịu tai nạn hạt nhân tồi tệ nhất thế giới vào năm 1986, khi các đám mây chất phóng xạ lan rộng khắp châu Âu sau vụ nổ và hỏa hoạn tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl.

Các lực lượng Nga đã kiểm soát nhiều vùng phía đông và nam Ukraine. Moscow đã đơn phương sáp nhập những vùng này vào nước Nga sau những cuộc trưng cầu dân ý vào năm ngoái. Ngoài ra, Moscow có kế hoạch tổ chức bầu cử trên các vùng lãnh thổ đó vào tháng 9.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.