Ngoài ra, trong ngày thứ sáu 6.5.2022 còn có các tin bài sức khỏe đáng chú ý sau: Con người có thể sống được bao nhiêu ngày nếu không ăn uống?, Hậu Covid-19: Chuyên gia chia sẻ mẹo đơn giản đánh tan sương mù não...
Bị mỡ máu cao, ăn trứng có được không?
Những người bị cholesterol cao thường băn khoăn không biết ăn trứng có được không, vì lòng đỏ trứng rất giàu cholesterol.
Tổ chức về cholesterol của Anh Heart UK cho biết: “Những người bị cholesterol cao thường băn khoăn không biết ăn trứng có được không, vì lòng đỏ trứng rất giàu cholesterol. Nói chung, vẫn ổn đối với hầu hết mọi người, vì cholesterol trong trứng không ảnh hưởng đáng kể đến lượng cholesterol trong máu", theo nhật báo Anh Express.
Hầu hết mọi người bị mỡ máu cao vẫn có thể ăn trứng, miễn là đảm bảo một chế độ ăn uống lành mạnh ít chất béo bão hòa SHUTTERSTOCK |
Tổ chức này cho biết điều quan trọng hơn nhiều là hạn chế lượng chất béo bão hòa ăn vào. Quá nhiều chất béo bão hòa có thể làm tăng cholesterol trong máu.
Heart UK cho biết, vì vậy, hầu hết mọi người bị mỡ máu cao vẫn có thể ăn trứng, miễn là đảm bảo một chế độ ăn uống lành mạnh ít chất béo bão hòa.
Người bệnh mỡ máu cao có thể ăn bao nhiêu trứng?
Người bị mỡ máu cao nên hạn chế lượng cholesterol ăn vào khoảng 300 mg mỗi ngày. Ăn 3 - 4 quả trứng mỗi tuần vẫn tốt, nhưng hãy hỏi bác sĩ xem điều gì là tốt nhất, theo Express.
Mời bạn xem tiếp nội dung bài Bị mỡ máu cao, ăn trứng có được không?trên tin tức sức khỏe Thanh Niên Online ngày mới 6.5.2022. Bạn cũng có thể xem thêm những tin bài khác về trứng như: Tiếp tục tranh cãi chuyện 'ăn trứng tốt hay xấu?', Ăn lòng trắng, bỏ lòng đỏ trứng, có nên không?...
Khi nào cần đi khám hậu Covid-19? |
Hậu Covid-19: Mẹo để đánh bại sự mệt mỏi và hồi phục năng lượng
Nhiễm Covid-19 có thể tàn phá bạn cả về thể chất lẫn tinh thần. Sau đây chuyên gia tiết lộ nguyên tắc '3 P' để giúp bạn phục hồi.
Nếu bạn đã nhiễm Covid-19, có thể bạn đã quen với triệu chứng mệt mỏi, theo chuyên trang sức khỏe Everyday Health.
Mệt mỏi thường là cảm giác buồn ngủ hoặc thiếu năng lượng, nhưng mỗi người có thể trải nghiệm nó theo nhiều cách khác nhau. Có thể bao gồm cả sương mù não, đau đầu, đau nhức cơ, cáu kỉnh, giảm trí nhớ, mờ mắt và kém tập trung, tiến sĩ Anita Gupta, Phó giáo sư tại Trường Y Johns Hopkins Đại học Baltimore (Mỹ), cho biết.
Tiến sĩ Gupta cho biết mệt mỏi là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang tự chữa lành, đây là trạng thái tự nhiên. Cơ thể đang tạo ra phản ứng miễn dịch và yêu cầu được nghỉ ngơi, theo Everyday Health.
Mệt mỏi có thể kéo dài 2 tuần trở lên, cũng có thể mất vài tháng.
Chuyên gia tiết lộ nguyên tắc "3 P" để phục hồi năng lượng SHUTTERSTOCK |
Mẹo của chuyên gia để đánh bại sự mệt mỏi hậu Coivd-19
Tiến sĩ R. Scott McClelland, Giáo sư tại UW Medicine ở Seattle (Mỹ), khuyên nên thực hành nguyên tắc “3 P” để kiểm soát sự mệt mỏi:
1. Tốc độ (Pace)
Hãy chậm lại và đừng đẩy mình đến kiệt sức. Hãy chú ý ngay cả đối với những việc nhỏ như đi bộ lên cầu thang. Điều quan trọng là tránh ngồi quá lâu. Đứng dậy sau mỗi giờ để căng duỗi cơ hoặc uống một ly nước.
Mời bạn xem tiếp nội dung bài Hậu Covid-19: Mẹo để đánh bại sự mệt mỏi và hồi phục năng lượng trên tin tức sức khỏe Thanh Niên Online ngày mới 6.5.2022. Bạn cũng có thể xem thêm những tin bài khác về hậu Covid-19 như: Hậu Covid ảnh hưởng hoạt động tình dục ra sao?, Bác sĩ đồng hành: Đối tượng nào nên kiểm tra sức khỏe hậu Covid-19?...
Bạn có ngủ ngáy không, hãy thử 3 tuyệt chiêu này
Những mẹo đơn giản sau có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn trong việc giảm ngáy ngủ.
Bạn hoặc người thân của bạn có thể nằm trong số 45% người lớn thỉnh thoảng ngủ ngáy. Và như bạn đã biết, chứng ngủ ngáy luôn gây phiền nhiễu cho cả người ngáy và cho cả “bạn cùng giường”.
Hơn nữa, tiến sĩ Daniel P. Slaughter, bác sĩ Tai mũi họng và là chuyên gia về ngủ ngáy tại Trung tâm Tai mũi họng Capital Otolaryngology (Mỹ), còn cho biết 75% những người ngủ ngáy có nguy cơ phát triển bệnh tim cao hơn, theo chuyên trang sức khỏe WebMD.
Chứng ngủ ngáy luôn gây phiền nhiễu cho cả người ngáy và cho cả “bạn cùng giường” SHUTTERSTOCK |
Tiến sĩ Sudhansu Chokro Poor, Chủ tịch sáng lập của Hiệp hội Y học Giấc ngủ Thế giới, cho biết nhiều thuốc hỗ trợ ngừng ngáy được bán trên thị trường hiện chưa được khoa học chứng minh.
Thay vào đó, hãy thử các giải pháp tự nhiên này, biết đâu có thể giúp bạn ngừng ngáy ngủ.
1. Thay đổi tư thế ngủ
Tư thế nằm ngửa làm cho gốc lưỡi và vòm miệng mềm dồn xuống thành sau của cổ họng, gây ra âm thanh rung lắc khi ngủ. Ngủ nghiêng có thể giúp ngăn ngừa điều này.
Tiến sĩ Slaughter khuyên kê một chiếc gối ôm sát phía sau lưng khi nằm nghiêng để ngăn không nằm ngửa, hoặc kê một chiếc gối ở giữa hai chân cũng có thể hỗ trợ và tạo sự thoải mái cho tư thế ngủ nghiêng.
Hoặc đặt một quả bóng tennis vào mặt sau của áo ngủ cũng có thể khiến bạn không nằm ngửa khi ngủ, tiến sĩ Chokro Poor mách, theo WebMD.
Cũng có thể kê gối cao khi ngủ, điều này giúp mở đường thở ở mũi và có thể giúp ngăn ngừa chứng ngáy ngủ. Tuy nhiên, điều này có thể gây đau cổ.
Nếu vẫn tiếp tục ngủ ngáy cho dù đã đổi tư thế ngủ, thì có thể nguyên nhân là do chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ. Hãy gặp bác sĩ trong trường hợp này, tiến sĩ Chokro Poor nói.
Mời bạn xem tiếp nội dung bài Bạn có ngủ ngáy không, hãy thử 3 tuyệt chiêu này trên tin tức sức khỏe Thanh Niên Online ngày mới 6.5.2022. Bạn cũng có thể xem thêm những tin bài khác về giấc ngủ như: 5 cách để phòng ngừa bạn có thể ‘ra đi’ trong giấc ngủ, Mẹo để chìm vào giấc ngủ trong vài phút...
Kính chúc các bạn một ngày mới tràn đầy năng lượng và làm việc hiệu quả.
Bình luận (0)