Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Hay ho vào ban đêm cảnh báo bệnh gì?; Bị huyết áp cao tuổi 30, kiểm soát thế nào cho đúng?; Ăn phải thực phẩm chứa formol, cơ thể sẽ thế nào?...
Người bị tiểu đường cần làm gì để ngăn nguy cơ bị ngừng tim?
Khoa học đã chứng minh những người bị tiểu đường loại 2 sẽ có nguy cơ mắc các vấn đề về tim cao hơn bình thường, trong đó có ngừng tim. Một số cách có thể giúp đồng thời giảm đường huyết và nguy cơ mắc bệnh tim.
Tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ bị ngừng tim. Để ngăn nguy cơ này, người bệnh có thể áp dụng những cách sau.
Ăn uống lành mạnh. Chế độ ăn lành mạnh là chìa khóa để giữ gìn sức khỏe. Với người bị tiểu đường, các chuyên gia khuyến cáo cần ưu tiên ăn các loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp, rau củ, thịt nạc và ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch. Đồng thời, họ cần tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn như khoai tây chiên, thức ăn nhanh và các món có nhiều đường.
Duy trì cân nặng. Với người bị tiểu đường, kiểm soát cân nặng là vô cùng quan trọng. Một người đang thừa cân hay béo phì thì hãy thực hiện các biện pháp thích hợp để giảm cân thông qua ăn kiêng và tập luyện thể thao. Giảm chỉ cần từ 5-7% trọng lượng cơ thể thôi cũng giúp tạo ra những thay đổi đáng kể cho sức khỏe. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 18.10.
Hay ho vào ban đêm cảnh báo bệnh gì?
Ho là phản xạ tự nhiên giúp hệ hô hấp tống ra ngoài các chất gây kích ứng và dịch tiết khỏi đường hô hấp.
Nguyên nhân gây ho vào ban ngày thường là do viêm nhiễm, dị ứng, không khí ô nhiễm hoặc chất kích ứng đường hô hấp. Trong khi đó, ho vào ban đêm thì phức tạp hơn nhiều.
Ho ban đêm sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ. Do đó, để điều trị hiệu quả thì điều đầu tiên cần làm là phải xác định nguyên nhân gây ho. Các nguyên nhân này thường gồm:
Chảy nước mũi. Chảy nước mũi thường xảy ra do dị ứng hay viêm nhiễm. Trong tư thế nằm, nước mũi sẽ chảy xuống và tích tụ phía sau cổ họng gây kích ứng, ho. Một số giải pháp đơn giản như kê gối cao, dùng máy tạo độ ẩm không khí, uống thuốc kháng histamine hoặc thuốc thông mũi có thể giúp giảm ho hiệu quả.
Trào ngược. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một nguyên nhân khác khiến người bệnh ho vào ban đêm. Tuy nhiên, nhiều người bệnh không biết mình mắc tình trạng này. Cơn ho sẽ thường xuất hiện khi nằm xuống, đặc biệt là nằm ngửa. Vì ở tư thế này, a xít trong dạ dày dễ đi ngược lên thực quản. Một lượng nhỏ dịch a xít sẽ đi vào khí quản, gây kích ứng và ho. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 18.10.
Bị huyết áp cao tuổi 30, kiểm soát thế nào cho đúng?
Huyết áp cao là vấn đề sức khỏe rất phổ biến, làm tăng nguy cơ bị đau tim và đột quỵ. Dù hầu hết người mắc huyết áp cao là trung niên và cao tuổi nhưng một số trường hợp vẫn có thể mắc bệnh này dù chỉ mới hơn 30 tuổi.
Điều quan trọng là phải kiểm soát huyết áp để tránh các nguy cơ lâu dài như đau tim và đột quỵ. Với những người mắc bệnh khi đang trong độ tuổi 30 thì để kiểm soát huyết áp, việc thay đổi lối sống đóng vai trò cực kỳ quan trọng.
Với bệnh nhân huyết áp cao nói chung thì việc theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên là rất quan trọng. Dù huyết áp sẽ tăng giảm tùy thuộc từng thời điểm trong ngày nhưng nếu liên tục ở mức cao thì đó là dấu hiệu cảnh báo.
Huyết áp cao không được kiểm soát có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng với sức khỏe như bệnh tim, võng mạc, bệnh thận mạn tính, thậm chí tử vong. Với người trong độ tuổi 30 bị huyết áp cao, họ cần theo dõi huyết áp thường xuyên để đảm bảo không tăng lên quá mức. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!
Bình luận (0)