Ngoài ra, trong ngày thứ sáu 28.1.2022 còn có các tin bài sức khỏe đáng chú ý sau: Bộ Y tế hướng dẫn cá nhân tự cập nhật mũi tiêm trên ứng dụng PC-Covid, 8 đột phá về y học và sức khỏe hàng đầu năm 2021, Người bị viêm xoang đi máy bay, làm sao tránh đau nhức xoang?...
Chưng cây cảnh ngày tết cần chú ý những loại có độc tố
Ngày càng nhiều người chuộng cây cảnh trong nhà, các chuyên gia cảnh báo một số loại cây có thể gây nguy hiểm.
Một số loại cây trồng trong nhà không chỉ có thể gây tử vong cho con người mà còn cho cả vật nuôi nếu ăn phải, theo nhật báo Express (Anh).
Trang web về sức khỏe và chăm sóc sức khỏe B Well CBD đã chia sẻ những loại cây trồng trong nhà có thể gây nguy hiểm cho con người và vật nuôi.
Người lớn chỉ ăn 1 lá trúc đào nhỏ đã có thể tử vong SHUTTERSTOCK |
1. Hoa thủy tiên (Daffodil)
Theo B Well CBD, củ hoa thủy tiên có thể rất độc và nên để xa tầm tay trẻ em hoặc vật nuôi.
2. Cỏ lan chi (Spider Plant)
Cỏ lan chi, không chỉ nguy hiểm mà còn “gây ảo giác nhẹ” cho mèo.
3. Trúc đào (Oleander)
Trúc đào là loài thực vật độc hại đối với con người và vật nuôi. Ngay cả ăn phải mật hoa cũng có thể gây ra các triệu chứng. Báo cáo cho thấy người lớn chỉ ăn 1 lá trúc đào nhỏ đã có thể tử vong.
Các triệu chứng ở người bao gồm chóng mặt và run trong khi vật nuôi có thể bị nôn mửa và rối loạn nhịp tim.
Mời bạn xem tiếp nội dung bài Chưng cây cảnh ngày tết cần chú ý những loại có độc tố trên tin tức sức khỏe Thanh Niên Online ngày mới 28.1.2022. Bạn cũng có thể xem thêm những tin bài khác về cây cảnh như: Những loại cây trồng trong nhà được NASA khuyên trồng, 5 loại cây trồng trong nhà giúp lọc không khí, giảm căng thẳng...
Đeo khẩu trang như thế nào cho hiệu quả nhất?
Mang khẩu trang là một trong những biện pháp phòng dịch quan trọng nhất. Một số phương pháp giúp tăng hiệu quả ngăn ngừa lây nhiễm của khẩu trang có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, nhất là ở những nơi có nguy cơ cao.
Những cách sau có thể giúp khẩu trang khít hơn với mặt và tăng hiệu quả ngăn ngừa lây nhiễm Covid-19:
Mang khẩu trang y tế bên trong, sau đó mang thêm khẩu trang vải bên ngoài có thể giúp tăng hiệu quả ngăn chặn lây nhiễm Covid-19 SHUTTERSTOCK |
Đeo 2 khẩu trang
Đeo khẩu trang y tế, sau đó mang thêm khẩu trang vải là cách tốt để tăng khả năng bảo vệ trước nguy cơ lây nhiễm Covid-19 qua không khí. Cách này có thể giúp khẩu trang y tế ôm khít mặt hơn, theo chuyên trang sức khỏe Verywell Health (Mỹ).
“Nếu bạn đeo một chiếc khẩu trang y tế 3 lớp và mang thêm một khẩu trang vải 2 đến 3 lớp bên trên thì bạn có thể đạt được mức độ bảo vệ tương tự như khẩu trang KN95”, tiến sĩ Sten Vermund, chuyên gia dịch tễ học bệnh truyền nhiễm tại Trường Y tế công cộng Yale (Mỹ), giải thích.
Cạo sạch râu
Những người để râu nên cân nhắc việc cắt tỉa hay cạo sạch râu để nâng hiệu quả phòng bệnh của khẩu trang. Vì khi để râu quá nhiều, mang khẩu trang sẽ trở bên khó khăn hơn, khẩu trang cũng khó ôm khít mặt hơn.
Mời bạn xem tiếp nội dung bài Đeo khẩu trang như thế nào cho hiệu quả nhất? trên tin tức sức khỏe Thanh Niên Online ngày mới 28.1.2022. Bạn cũng có thể xem thêm những tin bài khác về Covid-19 như: F0 vừa khỏi Covid-19, chớ làm điều này vì có thể gây tổn thương tim, Tại sao F0 khỏi bệnh Covid-19 nên thay bàn chải đánh răng ngay?...
Bác sĩ cũng sốc: Ăn thịt sống, không tắm 67 năm nhưng vẫn khỏe mạnh
Cụ ông 87 tuổi ở Iran đã không tắm suốt 67 năm. Không những vậy, cụ còn thường ăn thịt sống, hút phân khô động vật thay thuốc lá. Sau khi thực hiện nhiều xét nghiệm, các bác sĩ đã sốc phát vì hiện cụ vẫn khỏe mạnh.
Suốt nhiều năm, cụ ông sống lang thang tại làng Dejgah ở tỉnh Fars, miền nam Iran. Cụ không tắm gội vì tin rằng tắm gội sẽ khiến mình bị bệnh, theo nhật báo The Daily Mirror (Anh).
Cụ Amou Haji ở Iran đã không tắm 67 năm nhưng vẫn khỏe mạnh MINH HỌA: SHUTTERSTOCK |
Bất chấp tình trạng vệ sinh kém và điều kiện sống nghèo nàn, sức khỏe tổng thể của cụ ông Amou Haji vẫn tốt một cách đáng kinh ngạc. Gần đây, một nhóm bác sĩ đã tiến hành hàng loạt kiểm tra và đã xác nhận điều đó.
Nhóm bác sĩ này do giáo sư ký sinh trùng Gholamreza Molavi tại Trường Y tế Công cộng ở thành phố Tehran (Iran) dẫn đầu. Họ đã đến gặp và thuyết phục cụ Haji thực hiện một số xét nghiệm, trong đó có xét nghiệm viêm gan, AIDS và nhiều bệnh ký sinh trùng khác.
Nhóm của giáo sư Molavi muốn tìm kiếm và nghiên cứu các loại ký sinh trùng, vi khuẩn trong cơ thể cụ Haji. Tuy nhiên, điều ngạc nhiên là họ không tìm thấy loại vi khuẩn hay ký sinh trùng nào đáng kể.
Mời bạn xem tiếp nội dung bài Bác sĩ cũng sốc: Ăn thịt sống, không tắm 67 năm nhưng vẫn khỏe mạnh trên tin tức sức khỏe Thanh Niên Online ngày mới 28.1.2022. Bạn cũng có thể xem thêm những tin bài khác về bác sĩ cũng sốc như: Bác sĩ cũng sốc: Phát hiện nấm ma thuật phát triển trong máu bệnh nhân, Bác sĩ cũng sốc: Ráy tai của bệnh nhân quá 'khủng' sau 16 năm tích tụ...
Kính chúc các bạn những ngày tết sắp tới thật an toàn, mạnh khỏe và hạnh phúc.
Bình luận (0)