Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Muốn ngủ ngon, phải bỏ ngay thực phẩm 'tối kỵ' này!; Đổ mồ hôi có phải là dấu hiệu cơ thể đang đốt nhiều calo?; Người tái nhiễm, khả năng lây bệnh cho người khác cao không?...
Người đàn ông nhiễm Covid-19 hơn 7 tháng được chữa khỏi bằng cách tiêm vắc xin
Các phương tiện truyền thông cho biết, một người đàn ông 37 tuổi ở Anh có hệ miễn dịch kém - được cho là người đầu tiên trên thế giới chữa khỏi Covid-19 bằng cách tiêm vắc xin, sau khi nhiễm Covid-19 hơn 7 tháng.
Ian Lester, bác sĩ nhãn khoa, đến từ xứ Wales, nước Anh, vốn mắc một chứng suy giảm miễn dịch di truyền hiếm gặp, bị nhiễm Covid-19 vào tháng 12 năm 2020, trước khi việc tiêm chủng được phổ biến.
Trong thời gian bị bệnh Covid-19 kéo dài 7,5 tháng, bệnh nhân bị tức ngực, đau đầu và cực kỳ mệt mỏi.
Mức độ của virus đã giảm xuống 64 lần sau liều đầu tiên của vắc xin Pfizer |
SHUTTESTOCK |
Lúc bấy giờ, bệnh nhân không thể tiêm chủng vì anh đang dương tính với Covid-19. Nhưng các nhà khoa học tại Đại học Cardiff ở Anh đã quyết định tiêm cho anh 2 liều vắc xin Pfizer, cách nhau 1 tháng, với hy vọng nó sẽ hoạt động như một phương pháp điều trị và giúp hệ thống miễn dịch của anh cuối cùng loại bỏ được virus.
Kết quả, mức độ virus đã giảm xuống 64 lần trong vòng 2 tuần kể từ lần tiêm đầu tiên, cho thấy tác dụng của vắc xin nhanh như thế nào. Câu chuyện kỳ diệu của anh Ian Lester sẽ tiếp tục trên trang sức khỏe ngày 24.3.
Covid-19 sáng 24.3: Cả nước 8.479.751 ca nhiễm | Những đại dịch kết thúc như thế nào? |
Muốn ngủ ngon, phải bỏ ngay thực phẩm 'tối kỵ' này!
Kim Yawitz, một chuyên gia dinh dưỡng có trụ sở tại St. Louis, Missouri (Mỹ), cho biết: “Nếu bạn muốn ngủ ngon hơn, thực phẩm số 1 bạn nên từ bỏ (hoặc ít nhất là cắt giảm) là kẹo.
Như chuyên gia Yawitz giải thích - và bạn có thể biết - kẹo có rất nhiều đường và về cơ bản không mang lại giá trị dinh dưỡng nào.
Chuyên gia Yawitz cho biết: “Ví dụ, gấu Gummy có 21 gram đường trong mỗi khẩu phần, chỉ với 3 gram protein, 0 gram chất béo và không có vitamin hoặc các chất dinh dưỡng có lợi khác”.
"Và ăn quá nhiều kẹo có thể gây ra các vấn đề về giấc ngủ ngắn hạn và dài hạn", chuyên gia Yawitz nói thêm.
Kẹo không chỉ làm mất giấc ngủ vì nó có thể gây tăng đột biến và giảm lượng đường trong máu khiến bạn đói và ngủ không yên giấc.
Chuyên gia Yawitz cho biết: “Trong ngắn hạn, ăn vặt kẹo hoặc thức ăn có đường khác cũng có thể dẫn đến thay đổi hormone - như tăng insulin, cortisol và adrenaline - khiến bạn bồn chồn, lo lắng và đói”.
Yawitz cũng nhấn mạnh rằng cũng có một số bằng chứng cho thấy ăn nhiều kẹo nói chung có thể ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng giấc ngủ. Những chia sẻ tiếp theo của chuyên gia Yawitz sẽ có trên trang sức khỏe ngày 24.3.
Đổ mồ hôi có phải là dấu hiệu cơ thể đang đốt nhiều calo?
Chúng ta thường đổ mồ hôi khi vận động hay chơi thể thao. Điều này khiến nhiều người tin rằng đổ mồ hôi nhiều là dấu hiệu cơ thể đang đốt cháy nhiều calo. Trên thực tế, điều này là không đúng.
Thân nhiệt của con người là khoảng 37 độ C. Cơ thể sẽ liên tục theo dõi và điều chỉnh để thân nhiệt luôn duy trì ở mức này, theo chuyên trang sức khỏe.
Đổ nhiều mồ hôi là cách cơ thể tự làm mát chứ không phải đốt nhiều calo |
SHUTTERSTOCK |
Một trong những cơ chế làm mát quan trọng nhất của cơ thể là đổ mồ hôi. Mồ hôi có thành phần chủ yếu là nước, được tiết ra từ các tuyến mồ hôi trên da. Khi thân nhiệt nóng lên do vận động, mồ hôi sẽ làm mát cơ thể và giúp hạ thân nhiệt, các chuyên gia giải thích.
Đổ mồ hôi không chỉ xuất hiện khi vận động, tập luyện thể thao mà còn khi chúng ta ăn một số loại thực phẩm, chẳng hạn như khi ăn món cay. Các món cay nóng đánh lừa não bộ, khiến não nghĩ rằng thân nhiệt trong cơ thể đang tăng lên nên đã kích thích tăng tiết mồ hôi. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!
Bình luận (0)